0904 906 848

09:00 - 21:00

0243 771 3305

09:00 - 21:00

Hướng dẫn bảo quản thuyền bơm hơi

09:27 03/06/2023 - Lượt xem: 16

Sử dụng thuyền hơi trong các hoạt động thể thao nước đang trở nên phổ biến hơn. Người sử dụng có thể tham gia đa dạng các bộ môn như câu cá, vãn cảnh trên sông… Do nhu cầu sử dụng, xu hướng sở hữu cho mình một chiếc thuyền hơi riêng cho mình càng tăng cao, việc biết cách làm thế nào để tự  bảo quản là điều vô cùng cần thiết. Việc bảo quản này cũng rất đơn giản, không yêu cầu nhiều thiết bị. Vì thế, hãy cùng Umove điểm qua những hướng dẫn cơ bản giúp bạn bảo quản chiếc thuyền bơm hơi của mình nhé!

1. Rửa sạch thuyền hơi

Sau mỗi lần sử dụng, bạn nên vệ sinh thuyền của mình bởi cát, các mảnh vụn nhỏ khi bám vào bề mặt thuyền sẽ dễ dẫn đến sự mài mòn, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.

Khi vệ sinh, bạn không nên sử dụng các loại hóa chất tẩy rửa quá mạnh chứa dung môi, acetone, chất tẩy trắng, amoniac,...  sẽ làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tuổi thọ. Một chiếc thuyền được dán decal họa tiết hay in màu sáng lên bề mặt sẽ dễ bị tróc, phai màu khi tiếp xúc với hóa chất.

Chỉ cần sử dụng nước là đủ, nếu cần thiết bạn có thể sử dụng thêm 1 chút xà phòng rửa bát loại nhẹ, có độ pH vừa phải (dưới 10pH). Nếu bạn không tự tin về các độ pH của loại sản phẩm mình sử dụng thì trên thị trường cũng có rất nhiều loại chất làm sạch được sản xuất chuyên biệt cho thuyền bơm hơi.

2. Làm khô

Sau khi vệ sinh con thuyền, bạn nên dùng khăn lau khô xung quanh, không để  nước đọng lại trên bề mặt thuyền khi bảo quản Việc này không chỉ giúp thuyền luôn khô ráo mà còn tránh hao mòn, tạo điều kiện cho nấm mốc.

Bạn nên tránh sử dụng khăn lau có chất liệu thô ráp,  bởi chúng dễ tạo ma sát lớn làm rách, giảm tuổi thọ của bề mặt thuyền hơi.

3. Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát

Khi không sử dụng, hãy bảo quản ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với mặt trời. ia cực tím (UV) sẽ làm cho chất liệu thuyền hơi trở nên giòn hơn, xuống cấp nhanh hơn nếu tiếp xúc trong thời gian dài

Bạn cũng nên bảo quản riêng rẽ từng phần của thuyền và dùng vải bạt che chắn. Trong trường hợp không muốn thảo rời, hãy xả hết khí bên trong của thuyền, rửa sạch rồi lau khô trước khi gấp lại và bỏ vào túi đựng.

4. Hạn chế va chạm

Hãy hạn chế để cho chiếc thuyền của mình va đập, đặc biệt là với các bề mặt, đồ vật sắc nhọn. Chỉ vật nhỏ như lưỡi câu, thậm chí là mảnh gỗ nhỏ cũng có thể đâm xuyên bề mặt khi bị tác động mạnh.

Các tình huống va chạm thường đến trong quá trình chúng ta di chuyển, vận chuyển thuyền đem đi cất hay mang ra sông, hồ chuẩn bị hạ thủy. Những vật sắc nhọn nhỏ khó phát hiện sẽ vô tình chạm vào thuyền, vì vậy hãy để ý xem chúng có thể xuất hiện ở đâu và tìm cách để tránh hư hỏng.

5. Trường hợp thuyền bị thủng

Mỗi lần đem ra sử dụng, chúng ta cần phải kiểm tra xem rằng thuyền của mình có bị rách, thủng ở đâu không.Ngoài những vết nứt to rõ ràng thì với những lỗ thủng nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy, mẹo nhỏ ở đây là các bạn hãy dùng nước xà bông chà và xem có bong bóng xuất hiện trên bề mặt thuyền không. Nếu có ở phần nào thì phần đó chính là phần bị rỉ.

Khi phát hiện ra những vết như thế, bạn tuyệt đối không được chủ quan mà tiếp tục sử dụng sẽ để lại những hậu quả không lường.

Có 2 cách để khắc phục: Cách đầu tiên rất đơn giản là hãy mang ra cửa hàng nơi mình mua, hoặc các nơi sửa chữa thuyền hơi chuyên nghiệp để nhờ họ khắc phục. Cách thứ hai dành cho những  người muốn tự sửa chữa để tiết kiệm thời gian, tiền bạc. Họ thường dùng các bộ dụng cụ sửa chữa chuyên nghiệp vì thuyền sẽ không thể được vá chắc với chỉ một miếng vá thông thường.

Một số lưu ý cho bạn khi tự sửa tại nhà:

  • Đảm bảo bề mặt thuyền sạch và khô trước khi vá, đảm bảo miếng dán còn đủ độ dán trước khi dùng, chọn loại miếng to ít nhất 8cm so với lỗ hổng.
  • Nếu bạn thấy từ vết nứt rách của thuyền rất nhiều lỗ li ti thì đó chính là dấu hiệu lớp áo thuyền đã bị bào mòn bởi ánh nắng, nước biển, nhiệt độ và tác động từ môi trường. Dù sự thật bạn có thể vá một số vết thủng nhưng cách tốt nhất là thay thế thuyền mới khi thuyền có dấu hiệu bị mài mòn.

Trên đây là những chia sẻ mà Umove đúc kết được từ những người có lâu năm kinh nghiệm chơi bộ môn thuyền bơm hơi. Hi vọng bạn sẽ bảo quản chiếc thuyền của mình tốt và có những trải nghiệm ý nghĩa, vui vẻ  khi sử dụng loại thuyền này.

Theo Ngọc Quý | Tổng hợp | Umove Travel & Outdoor Gear.

>>>Xem thêm:MỘT SỐ LƯU Ý KHI BẢO QUẢN VÁN SUP HƠI

Thong ke

Bạn có hài lòng với sản phẩm và dịch vụ của Umove không?

Xin hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn tại đây