Tặng THẺ THÀNH VIÊN với đơn hàng trên 1.000.000đ. Xem thêm
08:06 14/09/2018 - Lượt xem: 241
Các bạn đã chọn được cho mình chiếc balo phù hợp chưa?
Nếu chưa hãy cùng Umove tham khảo thêm một số cách xác định được chiếc balo ưng ý nhất cho bạn nhé!
Chuyến đi bình thường từ 1-2 đêm: 20 - 50l
Chuyến đi cuối tuần từ 2 - 3 đêm: 50-60l
Chuyến đi dài ngày từ 2- 5 đêm: 60 - 80l
Đi lâu hơn từ 5 ngày đêm trở lên: 80l ++
Điều này thoạt nghe có vẻ đơn giản, nhưng thực tế có rất nhiều người sử dụng sai cách hoặc không hề biết cách sử dụng ba lô leo núi mặc dù sở hữu một cái ba lô tốt và đắt tiền, điều này thật uổng phí vì thực ra chuyện này không hề phức tạp, chỉ là do họ không chịu tìm hiểu vì nghĩ rằng nó quá đơn giản, thế nên việc không biết hoặc không để ý đến một vài sợi dây trên ba lô được làm cho mục đích gì họ cũng cho đó là bình thường, như vậy thì rất uổng phí cho số tiền họ phải bỏ ra để sở hữu cái ba lô đó.
Cách phân biệt và sử dụng các loại dây, đai trợ lực:
ĐAI HÔNG: Là 2 tay đai to bản nằm hai bên hông dưới ba lô, dùng để siết vòng quanh hông chúng ta, giữ phần dưới ba lô cố định ở hông – phần chịu trọng lực chính và tốt nhất trên cơ thể. Khi đeo ba lô, các bạn siết khoá cài của đai ở trước bụng sau đó siết dây chặt lại.
DÂY TRỢ LỰC HÔNG: Là đoạn dây siết nối mặt ngoài đai hông với mép lưng ba lô (một vài loại ba lô cỡ nhỏ có thể không có), sau khi đã siết chặt đai hông, ta siết tiếp dây này, ta có thể thấy sau khi siết, đai hông được uốn thành hình vòng cung, tác dụng của nó là khiến đai ôm đều giúp phân tán trọng lực và lực ma sát đều quanh hông, tránh việc tạo ra một điểm tì. Sau đó các bạn kiểm tra để đảm bảo ba lô không bị xộc xệch quá nhiều.
ĐAI NGỰC: Dây đai này rất dễ nhận biết và hầu như ai cũng biết cách sử dụng, đó là 2 đoạn dây nối 2 quai đeo vai ba lô lại với nhau bằng khoá cài, vị trí nằm ngay trước ngực. Mục đích của đai này là giúp giữ ổn định quai ba lô. Một số dòng ba lô tích hợp còi cứu sinh vào trong khoá cài của đai ngực vì vị trí "đắc địa của nó nằm gần dưới miệng, phòng trường hợp khẩn cấp.
QUAI ĐEO VAI: Và bộ phận cơ bản nhất của ba lô, ôm lấy phần vai của chúng ta, tác dụng chính là níu vào vai, giữ ba lô ổn định trên lưng, không bị ngửa ra phía sau và không bị xộc xệch. Các bạn lưu ý: Vai không phải điểm chịu lực chính đối với ba lô leo núi.
DÂY TRỢ LỰC VAI: Là đoạn dây siết nối mặt trên của quai đeo vai ba lô với nóc lưng ba lô, sau khi đeo ba lô lên vai và siết chặt dây quai, ta siết tiếp dây này, sau khi siết bạn sẽ thấy hiệu ứng giống như trợ lực hông, phần quai đeo vai ba lô được uốn cong thành hình vòng cung, mục đích cũng giống như vậy, giúp phân tán lực đều trên vai, tránh tạo ra điểm tì khiến đau vai do ma sát.
ĐAI ỔN ĐỊNH PHẦN THÂN BA LÔ: Là đoạn dây siết nối phần mặt ngoài của thân ba lô với lưng ba lô, một số loại ba lô cỡ nhỏ có thể không có loại đai này và rất nhiều người không rõ tác dụng và thường bỏ quên mất nó, nhưng công dụng của nó cũng rất quan trọng. Sau khi xếp xong đồ đạc vào trong ba lô, công việc của đai ổn định thân ba lô là siết chặt thân ba lô để ép, giữ đồ phía trong ổn định, không xộc xệch trên đường đi, vì khi đồ đạc được tự do bay nhảy trong ba lô, vô tình sẽ tạo ra những lực với đủ mọi hướng kéo ngược chúng ta lại, cảm giác khá là khó chịu.
Để đeo ba lô đúng cách và đảm bảo sự thoải mái nhất cho chuyến đi, có một định lý: Cảm giác tốt nhất là khi người và ba lô như một thể hợp nhất, liền một khối. Để được như vậy ta nên làm theo trình tự như sau:
Nới quai đeo vai ba lô, mở hết các khoá cài, sau đó nhẹ nhàng đưa ba lô lên lưng và đeo vào vai
Khoá và siết chặt đai hông, các bạn phải lưu ý vị trí của đai hông là nằm trên điểm cuối của lưng, tức trên 2 đỉnh xương chậu của chúng ta, sau đó siết dây trợ lực hông, điều chỉnh đến khi đạt cảm giác thoải mái và chắc chắn nhất
Siết quai đeo vai ba lô cho ôm sát vào người, sau đó siết dây trợ lực vai căng hết cỡ, điều chỉnh để được cảm giác tốt nhất.
Cách xếp hành lý, đồ đạc vào ba lô:
Có rất nhiều cách để đóng gói hành lý khi đi du lịch với những bài hướng dẫn chi tiết trên internet, các bạn có thể thoả sức sáng tạo thêm các cách riêng của mình, nhưng ở đây mình sẽ gợi ý cách mình thường sử dụng và thấy hiệu quả nhất. Đó là chia đồ đạc ra theo từng túi nhỏ và xếp vào ba lô theo nguyên tắc: Nặng nằm dưới, nhẹ nằm trên, những đồ thiết yếu thường xuyên sử dụng để ở những ngăn phụ, những đồ lớn, lỉnh kỉnh, chiếm thể tích sẽ ràng, cột ở bên ngoài.
Để dùng cách này hiệu quả nhất, bạn cần có vài cái túi nhỏ, tốt nhất là sử dụng túi khô (Drybag) chuyên dành cho du lịch đối với những đồ như quần áo, đồ điện tử, bởi vì ngoài đựng đồ, nó còn chống nước, giữ cho đồ nghề của bạn được an toàn dù ba lô có bị rơi xuống nước. Đồ nhỏ hơn có thể sử dụng những túi đựng đồ cá nhân nhỏ nhắn. Đây là cách xếp khoa học, mục đích chính là giữ cho đồ đạc không bị lẫn lộn vào nhau, dễ dàng tìm kiếm, lấy đồ khi cần, ngoài ra bảo vệ đồ khỏi bị dơ, ướt vì những túi nhỏ được sử dụng cho du lịch thường có tính chống thấm nước.
Những đồ nghề thường nên được ràng ở bên ngoài khi cần tiết kiệm diện tích ba lô: Gậy leo núi, búa leo núi, cuốc, xẻng, lều, túi ngủ, giày,…
Đáy balo: túi ngủ, đệm ngủ, gối, chăn... tóm lại là đồ chỉ dùng đến khi đã nghỉ tối ở lại đâu đó.
Khoảng giữa: Những món đồ nặng như: đồ ăn, nước dự trữ, bộ đồ nấu ăn v.v.. Nên xếp đồ sát vào phần lưng để chịu được tải trọng tốt hơn. Những thứ mềm và nhẹ hơn sẽ lèn xung quanh: Quần áo dự phòng, tấm trải lều v.v... Lợi ích giúp chặt balo, tiết kiệm diện tích lại chống xô lệch.
Trên cùng: Món đồ nhẹ: quần áo, khăn mũ, và những đồ bạn cần lấy ra liên tục.... nên xếp riêng các món đồ cùng loại vào các túi nhỏ để tránh lẫn lộn.
Các túi phụ để cất các món đồ phụ kiện: găng tay, mũ, khăn đa năng, khẩu trang.....đồ ăn vạt, bản đồ, la bàn, kính chống nắng, kem chống nắng, túi cưú thương v.v....
Dây buộc đồ hỗ trợ ở ngoài balo: Buộc lều trại, đệm ngủ vào dây đáy. Gậy leo núi, cuốc chim leo núi, móc vào các dây đai hỗ trợ dọc theo balo.
Khi xếp đồ vào balo bạn nhớ để theo thứ tự nhé!
Những món đồ CẦN THIẾT tối thiểu phải có:
Để định vị: Bản đồ, La bàn, hoặc ít nhất là lịch trình cung đường đi chắc chắn hơn.
Đồ chống nắng: kem chống nắng, kính dâm, áo dài tay, áo chống nắng, quần áo để thay.
Đèn chiếu sáng: đèn pin cá nhân, đèn đeo trán.
Đồ tạo lửa: Bật lửa, diêm chống nước và đá đánh lửa.
Đồ sửa chữa: đồ sửa xe, kim chỉ, keo dán và miếng dán chuyên dụng.
Thực phẩm bổ sung dinh dưỡng: socola, lương khô, kẹo ngọt, viên thực phẩm chức năng bổ sung vitamin v.v...
Nước dự trữ: Nước uống hoặc các thiết bị lọc nước trực tiếp.
Lều trại, võng để đề phòng nếu không có chỗ ngủ.
Và bạn đã sẵn sàng để đi rồi đấy! Chúc các bạn lựa chọn được ba lô ưng ý! Các bạn có thể tham khảo thêm một số mẫu Balo của Umove tại đây nhé!
Trang Nhung tổng hợp|Umove Travel & Outdoor Gear
>>> Xem thêm: CÁCH CHỌN BALO LEO NÚI, ĐÁNH TAN NỖI SỢ BIẾN DẠNG CỘT SỐNG (PHẦN 1)
Xin hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn tại đây
SẢN PHẨM CÓ BẢO HÀNH
ĐỔI HÀNG TRONG 7 NGÀY
GIAO HÀNG NHANH
© Copyright 2022 by Umove.com.vn