0904 906 848

09:00 - 21:00

0243 771 3305

09:00 - 21:00

Cách Phân Biệt Đau Mỏi Cơ Và Chấn Thương Do Luyện Tập Thể Thao

10:00 23/11/2019 - Lượt xem: 268

Bạn sợ hãi, ngại luyện tập vì những đau mỏi cơ ban đầu? Không phải cơn đau nào cũng xấu nhưng hẳn nhiên đừng chủ quan vì có thể do sai cách mà cơn đau bạn mắc phải là dấu hiệu dẫn tới chấn thương. Mọi thứ sẽ thật tồi tệ nếu không thể phân biệt giữa hai loại đau này! Bởi vì những chấn thương nhỏ thường khiến bạn không để ý và khi bạn tiếp tục luyện tập vết thương đó sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

Vậy cách phân biệt và xử lý những cơn đau trên như thế nào cùng tìm hiểu bài dưới đây.

Những cơn đau đầu tiên sau đó do đâu?

Khi tham gia luyện tập tín hiệu để báo một buổi tập tốt chính là những cơn đau khó chịu. “Cơn đau cơ đến muộn” là cảm giác đau nhẹ phổ biến do kết quả hoạt động thể chất đem lại khi các sợi cơ bị kéo dãn hơn mức độ thường gặp.

Các cơ bắp liên tiếp bị kéo dãn và co lại dưới áp lực gây nên nên các sợi cơ có những đứt gãy nhỏ. Sưng và bị tổn hại như vậy là nguyên nhân dẫn đến cảm giác bị đau, các cơn đau nhẹ và khiến người luyện tập khó di chuyên linh hoạt. Tuy vậy đó lại lại thông báo của cơ bắp khi đang biến đổi để thích nghi dần với chương trình luyện tập của bạn. Cơ thể của bạn trở nên săn chắc, khỏe mạnh hơn nhờ vào quá trình kéo dãn, làm đứt sợi cơ và khả năng làm lành sợi cơ nhờ ăn, ngủ, nghỉ đảm bảo.

Thời gian kéo dài của các cơn đau? Cách phục hồi và giảm đau như thế nào để tiếp tục luyện tập ?

“Cơn đau cơ đến muộn” sẽ phụ thuộc vào thiết kế bài tập nặng ra sao nên vì vậy chúng thường tới sau 12 – 24 giờ. Và sau 48 giờ người luyện tập thường cảm thấy đau hơn rất nhiều nên ngày thứ luôn khiến mọi người cảm thấy thật sự như “hành hình”.

Để phục hồi cơ bắp nhanh và tốt thì đểu dựa vào việc chúng ta phải biết kiểm soát cơ thể sau khi tập. 10 phút cuối trước khi kết thúc buổi tập cần chậm rãi thả lỏng, các chuyển động đi bộ, đá chân, giãn cơ nhẹ , từ từ và xoa bóp cơ thế. Cơ thể sau đó sẽ được kéo dãn các nhóm cơ vừa hoạt động, nếu giãn cơ không đủ thì sẽ kéo dài chu kì của cơn đau đến muộn này. Làm lành cơ bằng vách ngủ đủ giấc, ăn đủ tinh bột, đạm và uống đủ nước. Bên cạnh đó, khi cơ được hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, bơi, tập yoga,… cũng giúp việc phục hồi được nhanh hơn rất nhiều lần.

Đặc biệt với các sản phẩm Compresssport cơ thể được đào thải đốc tố hoặc các chất thải từ cơ trong quá trình tuần hoàn máu. Vì vậy việc sử dụng các sản phẩm này sẽ giúp giảm sự mệt mỏi, sưng viêm trong thời gian hồi phục.

BÓ BẮP CHÂN COMPRESSPORT ULTRA-TRAIL R2 OXYGEN - UTMB 2019

Nhận dạng đau mỏi cơ và chấn thương

1. Thời điểm đau:

Như đã nói ở trên với tên gọi “cơn đau cơ đến muộn” nên đau mỏi cơ sẽ xuất hiện 12 – 24 gờ sau khi luyện tập và đau nhất sau 48 giờ. Với đau do chấn thương thương xảy ra ngay tại thởi điểm chấn thương. Nếu tỏng quá trình tập hoặc ngay sau khi tập mà bị đau thì đó là dấu hiệu của việc chấn thương; điều này xảy ra ngay cả khi vết thương cũ chưa bình phục hoàn toàn mặc dù không gây khó chịu nhưng vẫn sẽ rất đau sau khi tập.

2. Thời gian đau:

Đối với đau mỏi cơ do luyện tập bạn sẽ cảm thấy căng cơ và hơi đau vì mới tập luyện chưa quen, các cơn đau thường kéo dài 2 – 3 ngày. Sau đó khả năng chịu tải và độ linh hoạt của bạn sẽ được cải thiện hơn rất nhiều.

Đối với đau do chấn thương thườn kéo dài lâu hơn từ 4 -5 ngày hoặc thậm chỉ 1 tuần không khỏi và khả năng nặng hơn do không chữa trị. Vì vậy mà khi cảm thấy bị đau nhanh (trong lúc tập hoặc sau khi kết thúc buổi tập) và cơn đau kéo dài không thuyên giảm thì đó là do bạn đã bị chấn thương.

3. Sự khác biệt về cảm giác:

Đối với đau mỏi cơ, cơ bắp thường căng cứng khi chạm và bị mỏi sâu gây khó chịu khi đi bộ, lên xuống xe hay cầu tháng. Tiếp tục luyện tập với cơ đau mỏi thường sẽ thấy sự thiếu linh hoạt do cảm giác chân bị cứng, chạy bị ì và cơ bắp nóng nhanh hơn.

Đối với đau do chấn thương thường sẽ có cảm giác đau nhói, chỗ chấn thương sẽ sưng và vận động nhẹ cũng sẽ làm bạn bị đau, nhức, khó chịu.

4. Những vị trí đau khác nhau:

Mỗi vị trí đau đều liên quan tới việc xác định đó loại đau gì!

Đối với đau mỏi cơ, khu vực rộng các cơ bắp như phần thịt ở chân (phía đùi trước hoặc sau) hoặc cơ bụng thường dễ đau mỏi. Ngoài ra còn các khu vực như vai, lưng dưới cũng có kahr năng bị đau nhưng thường bị nhầm là chấn thương. Vì vậy cần xem xét thử cơn đau có đối xưng: 2 vai cùng đau thường do đau mỏi; lứng dưới cũng vậy. Còn nếu đau lệch về một bên bạn nên xét tới khả năng bị chấn thương.

Đối với cơn đau do chấn thương thì vị trí thường khoanh vùng các điểm nhỏ; xác định vị trí đau hay cơn đau xung quanh một điểm nhất định khi nhấn vào, chấn thương thường có đặc điểm như vậy; đặc biệt các vị trí hẹp như xướng, khớp, gân hầu như do bị chấn thương gây nên. Các cơn đau chấn thương còn lan ra các khu vực lân cận nối liền như vai sẽ đau cánh hay cổ; những loại đau như nóng sâu hay bị châm chích thường là do chấn thương thần kinh.

Nói chung chấn thương thường liên quan tới xương, khớp còn đau mỏi cơ thì xảy ra ở cơ bắp. Các điểm khớp nối xương thường hay bị chấn thương nhiều nhât, bao gồm: gối, hông, mắt cá chân, gót chân hay xương bàn chân.

5. Một số cách cải thiện tình hình

Đối với đau mỏi cơ, bạn nên hoạt động nhẹ để giúp máu lưu thông tránh ngồi yên một chỗ khiến căng cơ giảm linh hoạt.

Đối với chấn thương, bạn nên kiểm tra mức độ đau vào lần tập sau trong khi khởi động. Cơn đau nếu thuyên giảm bạn có thể tập luyện tiếp nhưng nếu nó hơn bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi ( thường kéo dài từ 3 – 4 tuần)

Theo Triệu Anh | Tổng hợp | Umove Travel & Outdoor Gear

>>>Xem thêm: LỢI ÍCH CỦA VIỆC KHỞI ĐỘNG TRƯỚC KHI CHẠY

 

 

Thong ke

Bạn có hài lòng với sản phẩm và dịch vụ của Umove không?

Xin hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn tại đây