Tặng THẺ THÀNH VIÊN với đơn hàng trên 1.000.000đ. Xem thêm
09:27 13/03/2018 - Lượt xem: 707
Xu hướng du lịch khám phá rừng đã không còn xa lạ với nhiều người. Nhưng, để có một chuyến đi thú vị và an toàn, người tham gia phải nắm rõ những quy tắc nhất định.
VẬT DỤNG BẤT LI THÂN
Du lịch rừng (trekking trong rừng) với địa hình đồi núi hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt nhất là về ban đêm, ngoài ra bạn còn phải đối mặt với nhiều nguy hiểm rình rập, vì vậy đòi hỏi bạn phải là người có bản lĩnh, ưa thích mạo hiểm. Trước chuyến đi, việc chuẩn bị những vật dụng cá nhân cần thiết rất quan trọng. Dưới đây là gợi ý những vật dụng cần thiết bạn nên mang theo:
Tùy theo số ngày đi rừng mà bạn đem theo số lượng quần áo, thuốc men phù hợp. Tuy nhiên, chỉ nên mang đủ chứ không nên mang thừa, để hành lý thật gọn nhẹ, giúp chuyến đi thuận lợi, dễ dàng hơn.
DI CHUYỂN TRONG RỪNG
Tuỳ điều kiện thời tiết mà lựa chọn trang phục phù hợp. Ví dụ: trời nắng nóng có thể dùng sandal, trời mưa đường trơn thì cần sử dụng giày leo núi chống thấm, hay cung đường bạn đi nhiều vũng nước thì có thể sử dụng một đôi giày lội nước. Bôi một vòng cao nóng quanh tất chống vắt để chống vắt bò lên trên. Đối với những phần da hở (như bàn tay, cổ, mặt) và các phần quần áo như cổ áo, cổ tay áo hãy bôi kem chống muỗi. Khi đi trong rừng cần dẫm chắc chân để tránh trơn trượt. Mang theo gậy leo núi làm “chiếc gậy Trường Sơn”. Chiếc gậy này vô cùng quan trọng, nó sẽ cứu bạn những lúc bị trượt chân và tạo sự chắc chắn khi di chuyển
Thời gian có thể đi được trong rừng trong khoảng 6h sáng đến 4h chiều. Do đó, bạn phải căn thời gian sao cho hợp lý. Sau 4h chiều rừng đã bắt đầu tối. Đây là thời gian để ổn định nơi cắm trại và nghỉ ngơi.
Lưu ý: nên thuê nguời dân địa phương đi cùng vì họ thông thạo địa hình sẽ tránh bị lạc và tìm được nhiều đường đi tắt. Ngoài ra người dân địa phương khoẻ nên sẽ có thể mang đồ giúp. Hơn nữa họ nói được tiếng dân tộc của họ nên sẽ giúp bạn phiên dịch khi gặp người địa phương khác.
Đừng bao giờ vượt qua con suối, cho dù nó còn cạn vào buổi sáng. Nước có thể bắt đầu dâng cao do mưa, lũ đầu nguồn khi bạn quay về. Hãy đợi nước rút, ngay cả khi phải ngủ lại trong rừng. Khi nước rút hãy dùng sợi dây chắc chắn để buộc vào gốc cây ven suối. Cùng sợi dây vượt qua bên kia rồi buộc chặt đầu còn lại để giúp người đi sau vượt suối.
ĂN UỐNG TRONG RỪNG
Việc đảm bảo vệ sinh ăn uống trong chuyến đi rất quan trọng. Bạn cần nhớ nguyên tắc ăn chín, uống sôi. Bữa sáng là bữa quan trọng nhất vì nó cung cấp năng lượng cho cả ngày, vì thế bạn phải ăn thật no. Bữa trưa thường ăn trong khi đang di chuyển nên chỉ ăn được đồ khô như lương khô, bánh.
Khi khát, uống nước tăng lực rất hiệu quả. Kinh nghiệm cho thấy, nếu một buổi đi phải uống bốn chai nước khoáng thì khi pha thêm chè sâm vào, bạn chỉ cần uống hết một chai thôi.
Hơn thế nữa, lon nước không chỉ giúp giải khát mà vỏ lon còn có thể trở thành nồi nấu nước, nấu mì gói “cực đỉnh” khi bạn cần một bữa ăn.
NGỦ TRONG RỪNG
Giấc ngủ rất quan trọng cho một chuyến đi dài. Khi ngủ trong rừng bạn cần chọn một vị trí địa hình bằng phẳng, thông thoáng. Tuyệt đối, không chọn chỗ dưới chân núi có nhiều đá. Chỗ ngủ phải nằm xen giữa hàng cây để đề phòng mưa bão. Mắc võng ngủ với độ cao từ 0,8 – 1m, dưới võng phải phẳng không có tảng đá hay vật nhọn nào. Chọn những cây chắc chắn để mắc võng nếu không sẽ rất nguy hiểm. Buổi tối ngủ phải nhóm lửa, giúp giữ ấm và xua đuổi thú dữ. Khi đi vệ sinh cần chú ý nhìn lên nhìn phía trên, đề phòng đá lăn.
ĐỀ PHÒNG VÀ XỬ LÍ KHI BỊ CÔN TRÙNG,THÚ TẤN CÔNG
Đối với vắt thì dùng biện pháp bôi cao nóng quanh tất chống vắt để phòng không cho vắt bò lên. Trong trường hợp bị vắt cắn, có thể dùng các biện pháp như lấy bật lửa đốt, dùng cao bôi vào con vắt, dùng muối + ớt chấm vào nó,…
Khi không may bị ruồi vàng đốt, bạn phải thật bình tĩnh dùng bật lửa hơ đít con rưồi vàng để nó rút vòi đốt ra khỏi người mình. Nếu theo phản xạ tự nhiên thấy ngứa lấy tay dựt nó ra thì cái vòi của nó vẫn chưa được rút ra khỏi thịt. Nếu trường hợp đó xảy ra, chỗ thịt còn vòi của con ruồi vàng sẽ bị thối và ngứa dai dẳng trong suốt ba năm.
Hổ sợ nhất là vật nhọn (cho nên khu vực rừng nứa, rừng lau thường không có hổ), cũng do đó khi đi trong địa phận có hổ bạn cần đeo một cây gậy dựng đứng lên trời sau lưng mình. Khi gặp hổ thì hãy cầm con dao nhọn giơ trước mặt hướng mũi dao lên trời hổ sẽ sợ mà tự bỏ đi.
Khi bị rắn cắn nếu ở tay, chân thì cần băng ngay. Khi bị cắn nhưng chỗ không băng được thì không có cách nào khác là dùng dao rạch chỗ bị cắn cho rộng ra để máu chảy cho đến khi người bệnh ngất lịm đi thì băng bó lại. Vì nếu không nòng độc của rắn sẽ thấm vào cơ thể của người bị cắn.
ĐỀ PHÒNG CÁC TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM
Khi cắm trại ở gần sông, suối thì nên cẩn thận khi tắm rửa, giặt giũ. Tuyệt đối không nên lai vãng đến khu vực trên đỉnh các ngọn thác, rất dễ tai nạn.
Nếu không may trời mưa, dù to hay nhỏ cũng phải di chuyển lên cao. Vì ở rừng, lũ về rất bất chợt, cực kỳ nguy hiểm. Nếu trời không mưa nhưng thấy nước dưới đất chuyển qua màu đục, có lá mục trôi xuống thì cũng nên di chuyển lên cao vì đấy là dấu hiệu có thể lũ sắp về.
Đi rừng cũng có nhiều khả năng gặp lâm tặc. Bạn cũng có thể sa vào bẫy thú rừng, hoặc gặp thuốc nổ, châm điện ở các suối mà lâm tặc dùng để bắt cá. Lâm tặc thường làm lán ở lại lâu ngày và đa số rất bặm trợn. Nên tránh xa lán, trại của họ. Nếu có đụng mặt thì chỉ cười, nói xã giao vài ba câu rồi đi. Không phải ai cũng nguy hiểm nhưng đề phòng vẫn tốt hơn.
Đi rừng thì không tránh được việc bị lạc. Nếu như không có người dẫn đường ta nên đi theo đường mòn của dân đi chở củi, làm gỗ. Hết đường mòn thì dừng lại, cắm trại, sinh hoạt. Nếu lạc thì tìm đến sông suối và đi theo hướng nước chảy để về dưới xuôi. Vừa tránh bị khát, vừa tìm người để thuê họ dẫn về.
Theo Wanderlust Tips
>>>Xem thêm: NHỮNG MẸO NHỎ GIÚP BẠN TĂNG CƠ HỘI SỐNG SÓT KHI BỊ LẠC TRONG RỪNG
Xin hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn tại đây
SẢN PHẨM CÓ BẢO HÀNH
ĐỔI HÀNG TRONG 7 NGÀY
GIAO HÀNG NHANH
© Copyright 2022 by Umove.com.vn