0904 906 848

09:00 - 21:00

0243 771 3305

09:00 - 21:00

Thế Nào Là Một Ván SUP Chất Lượng Tốt?

10:55 27/07/2021 - Lượt xem: 118

Có nhiều câu hỏi rằng: Thế nào là một ván SUP chất lượng tốt? Liệu có phải cứ đắt tiền là tốt? hay một con SUP dùng 10 năm không hỏng mới là tốt?

Khách hàng đang tìm hiểu và phân vân trong việc mua SUP thường sẽ có những yêu cầu như:

- “Tôi muốn mua 1 con SUP chở được 2 người ?”

- “Tôi muốn mua con SUP vừa chở được nặng vừa đi nhanh.”

- “Tôi muốn mua 1 con SUP dùng được lâu.“

Những yêu cầu này cũng chính là tiêu chí rất đa dạng của người mua SUP về “một con SUP tốt”. Thực tế, phần lớn chúng ta không quan tâm lắm đến các công nghệ hay thiết kế để làm ra một con SUP bởi vì công nghệ là thứ rất khó hiểu và khó hình dung. Chúng ta thường chỉ quan tâm đến một hoặc một vài đặc tính nổi trội nào đó của ván SUP như Tốc độ, Dễ chèo (cân bằng), Chở được nặng (tải trọng lớn), Bền, Nhẹ,…

Thế nhưng tất cả các tiêu chí “Tốt” kể trên đều là kết quả của Công nghệ và Thiết kế mà nhà sản xuất áp dụng cho ván SUP của họ.

Để hiểu rõ hơn về một con SUP chất lượng tốt, bạn có thể tham khảo những chỉ dẫn dưới đây để đánh giá chất lượng 1 con SUP.

1. Công nghệ sản xuất

Công nghệ sản xuất ra một con SUP bơm hơi quyết định trực tiếp đến các yếu tố chất lượng sau: Độ cứng của SUP, Trọng lượng của SUP (nặng hay nhẹ), Độ bền của SUP (có dễ bị thủng không, có dễ bị xì hơi ở đường dán không). Muốn có ván nhẹ mà rẻ thì chọn con dùng công nghệ Single Layer. Muốn mua ván SUP cứng cáp mà giá vẫn hợp lý thì chọn con dùng công nghệ Double Layer. Muốn con SUP chắc chắn, cứng cáp, nhẹ nhàng và giá tiền không phải là vấn đề thì chọn con dùng cả 2 công nghệ Fusion Double Layer + Woven drop stitch…

Công nghệ cũng quyết định Tốc độ của một con SUP. Độ cứng của SUP tỷ lệ thuận với tốc độ. Một con SUP mềm oặt không thể phi nhanh bằng một con SUP cứng cáp cùng thích thước và thiết kế.

2. Thiết kế

Nếu tiêu chí “chất lượng tốt” của bạn là Tốc độ, Sự cân bằng hay Tải trọng thì bạn cần phải biết các kiểu thiết kế cơ bản Alround, Touring, Race thì có đặc điểm như nào về tốc độ và sự cân bằng. Bạn cũng cần biết Cân nặng của bản thân thì chọn SUP có kích thước nào là phù hợp.

3. Vật liệu làm nên SUP

Cùng là 1 công nghệ nhưng chất lượng của vật liệu cũng quyết định chất lượng của sản phẩm. Chất lượng vải PVC, độ dầy của các lớp PVC (và độ dầy tổng thể của vải SUP), chất lượng keo dán, kỹ thuật dán,… đều có thể ảnh hưởng đến độ bền và độ cứng cáp của ván SUP.

Vải PVC của Hàn Quốc (Zebec) vẫn được đánh giá cao hơn vải của Tầu, keo dán của Đức và Tây Ban Nha tốt hơn của Tầu.

4. Yếu tố riêng

 Mỗi hãng sản xuất thường có cách điều chỉnh và bổ sung các yếu tố riêng vào công nghệ họ sử dụng để làm cho một đặc tính nào của ván SUP được tối ưu hơn.

Ví dụ: có thể gia cố thêm các dải vải PVC chạy dọc trên 2 bề mặt của SUP hoặc gia cố vách 2 bên để SUP cứng hơn. Cách làm này giúp cho ván SUP có mức giá dễ chịu, SUP vẫn nhẹ nhưng vẫn khá cứng cáp.

5. Ngân sách

Ngân sách quyết định tất cả! Ván SUP có giá thành 5.000.000đ có thể sẽ khác ván SUP có giá thành 20.000.000đ. Tuy nhiên, khi nhìn rộng hơn bạn có thể hiểu rằng việc bạn bỏ ra 5.000.000đ hay 20.000.000đ để mua một ván SUP thì giá trị bạn nhận được không chỉ đơn giản là ván SUP mà còn bao gồm chất lượng và đẳng cấp của các phụ kiện đi kèm, chính sách bảo hành của hãng sản xuất, hậu mãi,…

6. Bảo hành

Có thể nói được rất nhiều về chất lượng của một nhãn hiệu SUP qua chính sách bảo hành của hãng. Một ván SUP chỉ bảo hành 6 tháng hoặc 12 tháng không mang trong nó sự tự tin về chất lượng của nhà sản xuất như một ván SUP có thời gian bảo hành 24 tháng hay 36 tháng. Các hãng SUP cung cấp chế độ bảo hành toàn cầu với mã số riêng của từng con SUP được đăng ký và quản lý bởi nhà sản xuất chắc chắn đem đến cho bạn các ván SUP chất lượng cao.

7. Bảo quản

Người ta hay có câu “Tiền nào của ấy” thường không sai khi nói về chất lượng của SUP nhưng “Của bền tại người” cũng đúng trong trường hợp này. Nếu bạn quan tâm đến độ bền của 1 con SUP thì hãy nhớ một con SUP dù rẻ hơn con SUP cao cấp nhưng vẫn có thể bền bỉ hơn nếu được người sử dụng và bảo quản đúng cách. 

Đọc thêm:

Các Công Nghệ Trong Sản Xuất SUP Bơm Hơi:

Các hãng SUP đều có thông tin về công nghệ mà họ sử dụng để sản xuất các ván SUP và các công nghệ hãng sử dụng đều nhằm đạt được các mục tiêu mà hãng đặt ra, ví dụ như SUP chịu áp suất cao, SUP nhẹ hơn, SUP cứng hơn, SUP bền hơn,…

Ngày nay chúng ta thấy có rất nhiều thuật ngữ trong sản xuất SUP bơm hơi như Double Layer, Pre-lamination, MSL, Welded Rail Technology, Woven drop-stitch, Second layler rail tape, Laminated Rail, Double Air

Chamber… Nói chung các hãng SUP danh tiếng đều sử dụng một công nghệ cao cấp hoặc độc quyền nào đó cho sản phẩm của họ. Ở đây mình chỉ làm rõ một số công nghệ phổ biến nhất và hiện đang được sử dụng một cách “mập mờ” nhất trên thị trường.

1. Vải Drop-stitch

Đây gần như là công nghệ bắt buộc để sản xuất SUP bơm hơi. Loại vải Drop-stitch gồm 2 mặt PVC nối với nhau bởi hàng ngàn sợi polyester (hoặc nylon) có kích thước và khoảng cách đều nhau. Không có các sợi liên kết 2 bền mặt này thì SUP sẽ không có mặt phẳng khi bơm lên. Thêm vào đó các sợi liên kết này giúp cho ván SUP chịu được áp suất cao từ 15 – 25psi và chính vì thế ván SUP mới đủ cứng để ta có thể đứng lên chèo.

Từ công nghệ này người ta phủ thêm 1 lớp PVC nữa lên bề mặt của vải Drop-stitch thì gọi là công nghệ Single Layer, phủ 2 lớp PVC thì gọi là công nghệ Double Layer.

2. Single Layer (drop stitch fabric + pvc plastic coating)

Công nghệ này chỉ gồm một lớp vải drop stitch phủ bên ngoài một pvc 1000D dầy 0,75mm - 0,9mm vì thế SUP khá mềm, muốn cứng phải bơm căng gần max áp suất, khi chèo có cảm giác bồng bềnh không vững và rất rễ bị thủng, rách.

Đây là công nghệ mà các ván SUP giá rẻ hay dùng. Thường các hãng này chỉ làm SUP có kích thước ngắn từ 10’ – 10’6” vì dài hơn thì SUP sẽ bị võng khi sử dụng. Nếu muốn làm SUP có kích thước dài hơn như 12.6 hay 14 thì sẽ phải gia cố thêm các dải vải PVC chạy dọc trên 2 bề mặt của SUP hoặc gia cố vách 2 bên để SUP cứng hơn.

Ưu điểm: chí phí sản xuất thấp, giá thành sản phẩm thấp

Nhược điểm: dễ thủng, SUP không cứng, không chắc chắn

3. Double Layer (Drop Stitch Fabric + PVC coating layer 1 + PVC coating layer 2)

Công nghệ này là sự nâng cấp của Single Layer bằng cách dán thêm một lớp PVC thứ 2 phủ lên trên lớp PVC thứ nhất. Dùng keo phết đều trên bền mặt của lớp thứ nhất rồi dán lớp thứ 2 vào. Công nghệ này giúp cho ván SUP chắc chắn hơn, cứng cáp hơn tuy nhiên vì lớp như nhất và lớp thứ 2 sử dụng keo để gắn vào nhau nên sẽ có khả năng là kết dính không đều dẫn đến việc sinh ra khí giữ 2 bền mặt trong quá trình sử dụng (có thể là bị rò khí từ bên trong xuyên qua lớp PVC thứ nhất, có thể làm cho bề mặt của SUP bị u phồng lên (thường hay xẩy ra nếu để phơi nắng quá mức). Để hạn chế vấn đề này người ta thường dùng một thiết bị có mũi nhọn như cái kim khâu để đâm trên bề mặt của của lớp thứ 2 (mà không xuyên xuống lớp thứ nhất) sau khi dán 2 lớp với nhau để giúp cho khí thoát ra nếu có hình thành trong quá trình sử dụng. SUP được sản xuất bằng công nghệ này thường sẽ nặng hơn một con cùng kích thước sử dụng công nghệ Single Layer từ 2-3kg.

Ưu điểm: chí phí sản xuất vẫn khá thấp. SUP cứng hơn, chắc chắn hơn

Nhược điểm: SUP nặng hơn sự dụng công nghệ Single Layer

4. Double Layer Fusion (Drop Stitch Fabric + 1st layer of PVC hot fused with 2nd layer of PVC) (còn được gọi là Lamination tech)

Công nghệ này cũng sử dụng 2 lớp PVC gắn vào với nhau nhưng không dùng keo dán mà được ép nhiệt cho “ăn” vào nhau thì thế SUP cứng hơn nhưng lại nhẹ hơn so với công nghệ double layer. Ngoài ra nó cũng giải quyết được vấn để SUP bị phồng rộp trên bền mặt do khí tích tụ giữa 2 lớp vải như công nghệ Double Layer

Ưu điểm: SUP cứng hơn, chắc chắn hơn và bền hơn so với công nghệ double layer

Nhược điểm: Chi phí sản xuất cao hơn

5. Woven Drop Stitch (còn được gọi là X-woven Drop Stitch hay X-Drop Stitch hay X Cross Woven Drop Stitch)

Đây là công nghệ mới nhất giúp SUP cứng hơn nhưng lại nhẹ hơn. Sợi vải nối 2 bề mặt PVC được dệt theo cách mới và nối chéo chân (xem hình)

Công nghệ này thường được phối hợp với công nghệ Double Layer Fusion để cho ra những ván SUP cao cấp, vô cùng cứng cáp nhưng lại rất nhẹ. Các ván SUP có áp suất tối đa từ 20 đến 26 PSI thường có sự phối hợp của 2 công nghệ này.

6. Thiết kế của ván SUP

Cái này thì xưa như trái đất rồi, phần lớn mọi người đều biết thiết kế Alround thì cân bằng tốt nhưng phi không nhanh. Thiết kế kiểu Touring thì phi nhanh hơn Alround, cân bằng tốt hơn Race. Race thì phi nhanh nhất nhưng cân bằng kém nhất.

Ngoài ra còn phải quan tâm đến mối tương quan giữa cân nặng của người chèo và thể tích của ván SUP vì nó sẽ ảnh hưởng đến việc vận hành ván SUP.

Để làm nên tốc độ hay sự cân bằng của SUP còn có sự góp mặt không nhỏ của bánh lái (Fin)

"Theo Tran Trung Kien | Umove SUP Club"

 

Thong ke

Bạn có hài lòng với sản phẩm và dịch vụ của Umove không?

Xin hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn tại đây