0904 906 848

09:00 - 21:00

0243 771 3305

09:00 - 21:00

Xe đạp đua: Top các thuật ngữ cơ bản ai cũng nên biết

21:25 19/11/2018 - Lượt xem: 574

Có khi nào bạn cần mô tả về một trục trặc của chiếc xe đạp đua của mình hoặc mua một bộ phận thay thế nhưng thắc mắc không biết chính xác phần đó của chiếc xe được gọi là gì? Dưới đây là hướng dẫn hữu ích để gọi tên những thành phần chung cấu tạo thành chiếc xe đạp đua thể thao.

Khung sườn

1. Downtube (gióng nghiêng): phấn liên kết giữa ống nối giữa với ống cổ
2. Toptube (gióng ngang): phần của khung sườn liên kết giữa ống cổ và gióng đứng
3. Seattube (gióng đứng) trục thẳng đứng giúp liên kết gióng ngang, cặp đũa trên và cặp đũa dưới. Với một số công nghệ mới hiện nay có thể bắt gặp trên Dimond Bike hay Cervelo P5X, người ta đang cố gạt bỏ gióng đứng đi
4. Headtube (ống cổ): trục thẳng đứng chứa phuộc cũng như liên kết giữa gióng nghiêng và gióng ngang
5. Fork (phuộc): dùng để giữ bánh trước
6. Bottom Bracket Shell (ống nối giữa): nối giữa gióng nghiêng và gióng đứng cũng như chỗ để gắn giò dĩa

Những thành phần chính của xe đạp


1. Brake Calipers (bộ kẹp phanh): lắp ráp thuỷ lực (hoặc cơ khí) được gắn vào nơi mà má phanh được kết nối; khi được kích hoạt, dừng quay bánh xe bằng cách tạo ma sát với hệ thống phanh (phanh dĩa) hoặc với vành xe (phanh truyền thống)
2. Cockpit (dàn đầu): thuật ngữ dùng để chỉ đến phần điều khiển chiếc xe, bao gồm stem và tay lái. Nếu là xe cá nhân tính giờ, thì cockpit sẽ bao gồm, stem, tay lái và phần nối dài ra để sang líp dĩa lẫn chỗ nghỉ để tạo tư thế khí động học.
3. Stem (pô tăng): là phần nối giữa tay lái và khung sườn
4. Handlebar (ghi đông): là phần chạm nắm giữa người điều khiển và chiếc xe, xíchdùng để điều khiển hướng xe di chuyển
5. Saddle (yên): phần diện tích mà bạn ngồi lên trên chiếc xe
6. Seatpost (cốt yên): là phần gắn kết yên xe đạp, được gắn trong thanh gióng đứng (seattube)
7. Shifter/Brake Lever (tay lắc, sang số/tay thắng) phần này sẽ kết nối đến bộ đề trước và sau (front & rear derailleur) dùng để chỉnh dĩa và líp nhỏ/lớn hơn cũng như kết nối đến cả thắng trước và thắng sau
8. Pedal (pê-đan): Shimano là loại pedal khá phổ biến. Shimano là hãng tiên phong trong công nghệ pedal với cleat (cá), hay còn gọi là Shimano Pedaling Dynamics, cho phép VĐV gắn giày đạp với pedal thay vì phải dùng dây buộc như xưa. Một hãng pedal khác cũng khá phổ biến là Look. Lưu ý: các hãng sản xuất cleat riêng tương thích với pedal của mình: Shimano dùng pedal và cleat Shimano, Look dùng pedal và cleat của Look.

Bộ chuyển động


1. Bottom bracket (trục giữa): là hệ thống vòng bi mà bàn đạp (và trục khuỷu) xoay quanh.
2. Cassette (líp): một nhóm bánh răng cưa được xếp chồng lên nhau, được gắn vào ổ trục sau. Thông số phổ biến của cassette là 11-25 (líp nhỏ nhất 11 báng răng, líp to nhất 25 bánh răng), 11-28, 11-32
3. Chainring (răng trước): các bánh răng phía trước, được gắn vào đùi dĩa, các thông số phổ biến của đùi dĩa là 50/34, 52/36 và 53/39
4. Crankset (giò dĩa): gồm các trục khuỷu và ít nhất 1 dây xích, thông số thông thường cho giò dĩa là từ 165mm đến 180mm
5. Front derailleur (cơ cấu chuyển xích trước): giúp xích xe đạp di chuyển qua răng trước
6. Rear derailleur (cơ cấu chuyển xích sau): di chuyển xích qua ổ líp
7. Chain (xích/sên): chuyển năng lượng tạo từ giò dĩa tới bánh sau, giúp di chuyển về phía trước

Bánh xe đạp


1. Hub (trục bánh xe): một phần của bánh xe bao gồm vòng bảo vệ, trục khuỷu, ổ trục, thanh đỡ bánh xe và ổ líp (nếu là bánh sau); cũng là nơi gắn thắng đĩa (nếu có)
2. Skewer (ti bật): thanh đỡ bánh xe dùng để mắc ngang ổ trục để giữ chắc bánh xe gồm một đầu khoá ở một bên và một đầu có thể tháo nhanh ở bên còn lại
3. Quick release (khóa ti): một phần đầu của thanh đỡ bánh xe
4. Rims (vành xe): phần mặt phẳng để kết nối với vỏ xe và dùng để tạo ma sát giúp hãm phanh ở hệ thống phanh truyền thống
– Clincher rim: vành thông dụng nhất, xài một ổ van để kết nối vỏ và săm xe
– Tubeless rim: cũng là vành clincher, nhưng không dùng săm
– Tubular rim: vành truyền thống, vỏ xe được dán dính vào vành xe
– Disc wheel (bánh đĩa): bánh xe được làm từ sợi carbon cũng như vật liệu công nghệ cao khác; hoặc là bánh xe truyền thống với hệ thống khí động học được gắn vào trục và vành xe

Vỏ xe đạp


1. Clincher tire: vỏ có ruột truyền thống, thường gồm một cái săm và được bơm căng qua vòi và đặt trong vành bánh xe
2. Tubular tire: vỏ không ruột, thường là vỏ được bơm căng, xong dán vào vành xe, nên cũng thường được gọi là vỏ “khâu vá”
3. Butyl Inner Tube (Inner Tube là săm): Butyl là loại truyền thống, thường được lựa chọn bởi VĐV
4. Latex Inner Tube: Săm latex thì nhẹ hơn, ít lực cản khi chuyển động hơn nhưng đắt hơn săm butyl và thường bay hơi sau 1-2 ngày nên phải bơm lại
5. Presta Valve (Van Presta): ống van dài và ốm, thường gọi là ống van châu Âu; chiều dài thường tuỳ loại từ 33mm đến 80mm. Đây là loại van thông dụng nhất cho săm xe đạp đua


6. Schrader Valve (Van Schrader): loại van này ít được dùng cho xe đạp đua (road bike) mà thường cho xe địa hình (mountain bike – MTB) hơn
7. Tubeless tire: vỏ không săm. Để bơm, bạn sẽ đổ chất lỏng (thường là cao su non – sealang) vào vành xe tubeless hoặc vành xe clincher đã được chuyển đổi thành tubeless (nên nhớ phải xem kỹ trên vành xe clincher có ghi chú là có thể được chuyển qua tubeless hay không nhé, thường ký hiệu là TCS)

Những vấn đề & sự cố thường gặp ở chiếc xe đạp


• Chainstuck (kẹt sên/xích): xảy ra khi sên bị kẹt ở bánh răng và cuộn lại ở cơ cấu chuyển xích trước
• Dropped Chain (rớt sên): khi sên bị văng khỏi giò dĩa
• Pinch flat: thường bị do săm xe đâm vào van xe, để lại 1 lỗ như rắn cắn
• Puncture (bể vỏ): khi có vật nhọn đâm vào vỏ xe và tạo ra một lỗ hỏng ở ruộtt/săm xe
• “Mechanical” (trục trặc kỹ thuật) từ chuyên môn dùng để chỉ khi chiếc xe không hoạt động bình thường

Bài viết có sự đóng góp của anh Tăng Vạn Phúc, 1 cua-rơ trẻ nhiệt huyết đến từ Vĩnh Long.

Theo BOIDAPCHAY

>>> Xem thêm: KỸ THUẬT ĐẠP XE CƠ BẢN

Thong ke

Bạn có hài lòng với sản phẩm và dịch vụ của Umove không?

Xin hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn tại đây