Tặng THẺ THÀNH VIÊN với đơn hàng trên 1.000.000đ. Xem thêm
Danh mục sản phẩm
THƯƠNG HIỆU
Chuẩn bị một bộ dụng cụ sơ cứu và học cách sử dụng là một trong “Mười điều cần thiết khi đi du lịch” phổ biến nhất trên thế giới. Bộ sơ cứu thường hay bị bỏ qua, nhưng khi bạn cần phải dùng đến nó thì bạn sẽ cảm thấy may mắn khi bỏ thời gian để tìm hiểu.
Ngay cả khi chỉ mang theo một bộ sơ cứu nhỏ, bạn sẽ có những thứ cần thiết cho việc điều trị các chấn thương nhỏ và để ngăn ngừa chúng trở thành vấn đề lớn hơn. Việc kiểm soát được các cơn đau nhức cũng làm cho bất kỳ chuyến đi nào trở lên thú vị hơn.
Bạn có thể mua một bộ sơ cứu bán sẵn hoặc tự chuẩn bị một bộ riêng cho mình. Hãy nhớ rằng: Phải kiểm tra bộ sơ cứu trước mỗi chuyến đi. Bất kể bộ đồ sơ cứu có bao nhiêu loại, hãy kiểm tra hạn sử dụng của các loại thuốc và xem các đồ cơ bản như băng dán vết thương và thuốc mỡ có còn không.
Hầu hết mọi người dùng bộ dụng cụ sơ cứu bán sẵn để tiết kiệm thời gian và tiền bạc so với mua từng thứ riêng lẻ. Một lý do khác để lựa chọn một bộ bán sẵn là để đảm bảo bạn không bỏ sót đồ dùng quan trọng nào.
Khi mua một bộ sơ cứu, hãy xem xét những điều sau đây
· Số người trong nhóm: Nhà sản xuất thường đã ước tính mỗi bộ sơ cứu sử dụng cho bao nhiêu người. Bộ dụng cụ cho các nhóm lớn hơn sẽ bao gồm nhiều món như băng và các thuốc giảm đau hơn. Còn các dụng cụ y tế như nhiệt kế, kẹp hoặc nẹp giữ thì giống nhau với các bộ.
· Độ dài/ Khoảng cách của chuyến đi: Tương tự; bạn cần ước tính một bộ sơ cứu dùng trong bao nhiêu ngày.
· Hoạt động của chuyến đi: Bộ sơ cứu bán sẵn, có thể bao gồm một túi không thấm nước đầy đủ dụng cụ phù hợp với việc chèo thuyền. Một bộ dụng cụ gọn nhẹ, nhỏ hơn thì thích hợp cho chạy bộ đường mòn. Một bộ lớn, đầy đủ dụng cụ là thứ cần thiết cho hoạt động cắm trại.
· Bộ dụng cụ toàn diện: Ngay cả khi bạn không biết làm thế nào để sử dụng tất cả các dụng cụ, bộ sơ cứu đầy đủ với những dụng cụ hiện đại sẽ hữu ích nếu trong nhóm có người biết sử dụng. Bạn cũng có thể học cách sử dụng bộ sơ cứu của mình bằng cách tham gia một khóa sơ cứu.
Bạn có thể cân nhắc thêm những yếu tố sau đây:
• Rủi ro trong chuyến đi: Ví dụ nếu bạn đi tới vùng có cây thường xuân độc hoặc có ve, bạn nên mang thêm những thuốc điều trị cây độc và ve.
• Nhu cầu đặc biệt: Ví dụ nếu bạn cần một loại thuốc kê toa hay chỉ có ở thành phố thì bạn nên chuẩn bị trước vào thêm vào bộ sơ cứu khi đi du lịch. Hãy hỏi các thành viên trong nhóm xem có ai cần loại thuốc đặc biệt gì không và chuẩn bị trước.
Nên mang theo bao nhiêu bộ sơ cứu? Hãy xem xét những điều sau đây:
• Luôn có một bộ sơ cứu cá nhân: Ngay cả khi nhóm đã mang một bộ sơ cứu lớn cho cả nhóm, bạn vẫn nên có bộ dụng cụ để có thể xứ lý các vết thương của mình vì có thể người mang bộ sơ cứu không phải lúc nào cũng đi cạnh bạn.
• Có nhiều bộ sơ cứu: Các bộ dụng cụ sơ cứu cho đi đường dài, phượt hay đạp xe không giống nhau. Vì vậy bạn nên có những bộ sơ cứu khác nhau cho mục đích chuyến đi.
Bạn sẽ cần một chiếc túi khô hoặc một chiếc túi da để bỏ đồ dùng. Ngoài ra, bạn cần một chiếc túi nhựa kéo khóa, chai thuốc nhựa và bút dạ không thấm nước và băng dính để dán nhãn mọi thứ. Sau đó, bạn cần mua các dụng cụ và đồ cùng để tự chuẩn bị bộ sơ cứu cho riêng bạn.
Sau đây là danh sách gợi ý các món đồ dùng cho bộ sơ cứu cơ bản:
• Băng dính các loại
• Băng gạc
• Băng cơ (miếng dán cơ)
• Đồ dùng điều trị cho vết phồng rộp
• Thuốc Ibuprofen
• Thuốc kháng sinh bôi
• Thuốc chống trào ngược (dạ dày)
• Thuốc chống tiêu chảy
• Muối bù nước
• Các loại thuốc theo toa
• Kẹp nhíp
• Gương nhỏ
• Kéo
• Lưỡi dao cạo hay dao
• Bộ đồ dùng điều trị cho vết ong đốt
• Bộ dụng cụ đuổi ve (bắt ve)
• Khăn giấy khử trùng
• Miếng dán khi bị bỏng
• Nẹp và băng nẹp đàn hồi
Hướng dẫn của Bộ sơ cứu
Bộ sơ cứu phải luôn bao gồm sách hướng dẫn nhanh hoặc đầy đủ, trong đó giải thích thực hiện sơ cứu như thế nào. Nhà sản xuất đồ sơ cứu đã rất lưu ý đến các hướng dẫn sơ cứu, do đó bạn cũng nên làm như vậy.
Bộ sơ cứu cho từng chuyến đi đặc thù
Nếu bạn sử dụng bộ sơ cứu bán sẵn, bạn nên bổ sung thêm vào những thứ cần thiết cho một chuyến đi dài hơn hoặc trang bị thêm những đồ dùng đặc biệt tùy vào điểm đến, hoạt động và các thành viên trong nhóm của bạn.
Bổ sung các đồ dùng cơ bản cho hoạt động ngoài trời:
Một số đồ dùng cần thiết có liên quan chặt chẽ đến việc sơ cứu: Một cái mền giữ nhiệt (để ngăn hạ thân nhiệt hoặc giúp điều trị sốc), kem chống nắng, thuốc chống côn trùng và nước rửa tay.. tất cả những thứ đó nên để trong hoặc gần bộ sơ cứu của bạn.
Mặc dù đã trang bị bộ dụng cụ tốt đi kèm với tài liệu tham khảo, được đào tạo sơ cứu trước khi chuyến đi là rất hữu ích. Khóa học sơ cứu không thể truyền đạt đầy đủ bản chất thực sự khi xử lý chấn thương y tế. Nhưng khóa học sẽ giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi ban đầu và sự choáng váng khi phải ứng phó với trường hợp khẩn cấp. Sự chuẩn bị có thể làm nên sự khác biệt đáng kể trong những tình huống nghiêm trọng. Bạn cũng có thể tự trang bị kiến thức sơ cứu cho mình bằng cách đọc các cuốn sách hướng dẫn sơ cứu tại nơi hoang dã.
Bài viết được sự đóng góp của các chuyên gia:
Trợ lý kinh doanh Jared Jones (REI Portland, Ore.): người đã du lịch bụi hơn 15 năm và có kinh nghiệm 5 năm làm Nhân viên cấp cứu, tham gia nhiều lần cứu hỏa ở vùng thiên nhiên hoang dã.
Frank Meyer: nhà đồng sáng lập của Adventure Medical Kits.
Xin hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn tại đây
SẢN PHẨM CÓ BẢO HÀNH
ĐỔI HÀNG TRONG 7 NGÀY
GIAO HÀNG NHANH
© Copyright 2022 by Umove.com.vn