0904 906 848

09:00 - 21:00

0243 771 3305

09:00 - 21:00

Trải nghiệm xuyên lục địa bằng xe đạp

21:55 20/12/2017 - Lượt xem: 63

Sau đôi ba lần cùng anh bạn Scotland đạp xe tới miền Tây với quãng đường mỗi chuyến đi chưa tới 100km, một ngày nọ người ấy rủ rê “Có muốn cùng anh đạp xe từ Việt Nam đến Paris không?”. Tôi gật đầu cái rụp không cần lấy một giây suy nghĩ, vì ước mơ khám phá thế giới nung nấu bấy lâu nay có dịp bùng phát… dù tôi đi bằng bất kỳ phương tiện nào.

 

Và thế là tôi bắt đầu hành trình hơn 15.000 cây số băng qua 12 quốc gia trải dài từ Á sang Âu, từ đường bằng chạy êm ru tới núi cao chênh vênh bên mép vực thẳm, từ đỉnh núi Torugart cao hơn 3.800m tuyết rơi trắng xóa giữa mùa hè tháng năm bên Kyrgyzstan đến sa mạc Cát Đen của Turkemistan nóng bóng giữa tháng 7, với đích đến chưa dừng ở Paris mà lại là London mùa Giáng Sinh.

Sau một chuyến đi để đời ấy, chúng tôi trở về Việt Nam… để tiếp tục vòng quanh 8 quốc gia Đông Nam Á trong 154 ngày, kết thúc vào gần cuối tháng 6 năm 2017. Chỉ với một chiếc xe đạp, mọi con đường nối liền các lục địa dường như đều ngắn lại.

CHUẨN BỊ LÊN ĐƯỜNG

Mọi người thường quan niệm để đi một vòng quanh thế giới phải sắm xe thật xịn, nhưng tôi cho rằng không cần xe touring mắc tiền, thay vào đó tôi chọn Windspeed lắp ráp giá chỉ 13 triệu VND. Nếu hai người đồng hành, nên chọn cùng một loại xe đạp để dễ dàng mang đồ sơ cua và sửa chữa. Chúng tôi không tìm được hai chiếc xe cùng hãng nên đành phải mua mới chiếc Windspeed và một chiếc second hand hiệu Surly. Hành trang lên đường ngoài xe đạp, còn có rất nhiều thứ lỉnh kỉnh khác:

– Bộ tool kit sửa chữa, bơm xe, lốp, ruột, căm xe dự trữ.

– Túi đựng chuyên dụng của xe đạp hãng Ortlieb có tác dụng chống nước lại thích hợp trong việc vận chuyển. Nếu bạn mang nhiều đồ, nên mang thêm hai túi nhỏ Ortlieb phía trước giúp xe cân bằng hơn.

– Đi xe đạp đường dài và qua nhiều địa hình, yên xe là điều cực kỳ quan trọng. Nên chọn một chiếc yên mềm bảo vệ mông, nếu có điều kiện tài chính hãy mua của hãng Brooks – loại yên da sẽ tự điều chỉnh theo form mông sau một thời gian sử dụng, còn không hãy mua thêm miếng lót cho yên xe.

– Mỗi chặng đường cần tính toán trước quãng đường đi và tham khảo về khu vực, đặc biệt sa mạc và hoang mạc, để đảm bảo mang đủ nước, đồ ăn khô, các loại lốp, ruột dự trữ. Khi băng qua sa mạc ở Tân Cương và Turkmenistan chúng tôi không chở được nhiều nước, kèm với cái nóng kinh người, tôi không có đủ nước uống nên hậu quả là đầu đau kinh khủng, việc này rất nguy hiểm.

– Quần áo: càng mang ít sẽ giúp việc đạp xe nhẹ hơn. Xem thời tiết ở nơi sắp đến để cân nhắc mang các loại quần áo thích hợp.

– Mang thêm lều, bếp nấu ăn. Luôn dự trữ sẵn một ít mì gói đề phòng một số vùng không thể tìm được hàng quán, lúc đó có thể nấu ăn.

XỬ LÝ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG BẤT NGỜ

Thủng lốp: Việc xe đạp bị thủng lốp do gai hay đinh cán phải trên đường cần phải thay ruột rất thường xuyên xảy ra, và việc thay khá đơn giản.

Đứt xích khi đổ đèo: Trường hợp đứt xích khi đổ đèo. Hãy giữ thái độ bình tĩnh, tiếp tục cho xe chạy và tự tâm niệm rằng xích không hề cần thiết khi đổ đèo, lúc này quan trọng là bóp thắng xe theo tốc độ vừa phải. Khi tiếp đất hãy dùng chân chà sát mặt đường, kết hợp bóp thắng xe.

Đứt thắng khi xuống núi: Trường hợp đứt thắng khi xuống núi. Bình tĩnh là vũ khí cứu tính mạng. Tiếp tục cho xe chạy, bám thật chặt vào tay lái, và cố gắng cho chân tiếp đất từ từ, mạnh hơn và bình tĩnh cho xe dừng lại. Sau đó hãy sửa lại thắng xe, trường hợp xấu nên dắt bộ, hitchhiking đến khách sạn hoặc nơi sửa xe gần nhất.

THỜI GIAN ĐẠP

– Trung bình mỗi ngày chúng tôi đi 75km, tốc độ rùa bò của tôi chỉ khoảng 12km/h.

– Thời gian thích hợp nhất là sáng sớm. Chúng tôi thường dậy lúc 5h, ăn sáng, dọn dẹp lều, và lên đường khoảng 5h30-6h sáng. Tới 10h sẽ dừng lại nghỉ 30 phút, sau đó đạp tiếp đến 12h trưa. Nghỉ đến 13-13h30 chiều tránh thời gian nắng nóng nhất trong ngày, sau đó đạp tới khách sạn, hoặc đạp cho tới khi nào có thể tìm ra được nơi cắm trại trước khi bóng tối xuống.

– Riêng khu vực sa mạc Turkmestan, nhiệt độ khá cao hơn 45oC, nên đạp từ lúc 4h sáng, buổi trưa nghỉ từ 13h-14h chiều lúc nắng nóng đạt đỉnh điểm rồi mới tiếp tục lên đường. Còn sa mạc Tân Cương, buổi chiều đạp tới 19h mới được nghỉ vì ở vùng đất này mặt trời lặn lúc

ĂN UỐNG

Trung bình 30 phút lại nạp đồ ăn trong lúc đạp, có thể là chuối, trái cây hoặc bánh kẹo ngọt nhằm bổ sung năng lượng. Không bao giờ để cơ thể quá đói, như vậy sẽ bị kiệt sức. Việc mang nhiều nước khiến xe nặng và đạp mất sức hơn, vì thế cần cân nhắc số lượng nước sẽ chở. Chúng tôi thường mang khoảng 2-3 lít nước nếu khu vực đó có nhiều nơi để mua nước, nhưng đi qua vùng hoang vắng nên chở bình 5 lít, kèm theo 3-4 chai 1,5 lít nước.

BẢO DƯỠNG

Bôi nhớt cho xe thường xuyên, đặc biệt sau những hôm gặp trời mưa và thường xuyên kiểm tra thắng xe trước những chặng đường phải vượt núi đồi.

Theo Wanderlust Tips

Thong ke

Bạn có hài lòng với sản phẩm và dịch vụ của Umove không?

Xin hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn tại đây