Hướng dẫn sử dụng giày lội nước, giày lưới thoát nước
Vào thời điểm nóng bức của mùa hè, bạn muốn tìm đến những địa điểm như bãi biển, sông hồ để tận hưởng không gian mát mẻ, trải nghiệm các hoạt động vui chơi, thể thao dưới nước. Bạn có biết rằng một đôi giày lội nước sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn bao giờ hết, thay vì đi chân không, đeo dép lê hay giày đi bộ.
Giày lội nước là gì?
Giày lội nước (hay còn gọi là giày lưới thoát nước) là loại giày thường được dùng cho các hoạt động thể thao dưới nước, hoặc đi dã ngoại trong khu vực có nước.Chúng giúp bảo vệ đôi c.hân của bạn khỏi những vật sắc nhọn, san hô và ký sinh trùng trong lòng nước. Giày được thiết kế với lưới tổ ong có các lỗ thông hơi giúp thoát nước tốt, thoáng khí, khô nhanh, đem lại cảm giác thoải mái cho người sử dụng.
Đặc điểm của giày lội nước:
- Giày sử dụng đế cao su giúp bảo vệ vận động viên khỏi bị trơn trượt khi đang đứng trên thiết bị thể thao dưới nước. Đế ngoài được thiết kế giày dặn giúp đôi chân không bị cọ xát hay bị đâm khi đi ở chỗ nhiều đá nhọn.
- Giày chuyên sử dụng để lội nước, đặc biệt thích hợp cho đi biển, lội suối, chèo thuyền Kayaking, SUP, lướt ván, câu cá,...Ngoài ra có thể sử dụng cho đi bộ đường dài tại những nơi ẩm thấp có nước.
- Giày sử dụng đế cao su chịu được mài mòn, chống trượt có độ bám dính rất tốt. Vì thế hỗ trợ tối đa cho những người chơi KAYAK, SUP và chèo thuyền có thể đứng vững trên mặt nước.
- Bề mặt lưới 2 lớp, thân giày với thiết kế cấu trúc dạng tổ ong có các lỗ thông hơi giúp thoáng khí, khô nhanh, đem lại cảm giác thoải mái cho người sử dụng trong khi vận động.
Cách chọn giày lưới lội nước
Có rất nhiều yếu tố quyết định một đôi giày lội nước chất lượng.
Trước tiên, cần quan tâm đôi giày này sẽ sử dụng cho loại hoạt động nào?
- Chèo thuyền Kayak: đối với môn thể thao này, bạn cần một đôi giày giúp bảo vệ và cung cấp lực kéo cần thiết để đứng vững trên dòng sông có nhiều đá.
- Câu cá: nếu bạn ngồi trong thuyền hay đứng trên bờ, đôi giày thoát nước của bạn không cần những thiết kế quá đặc biệt, chỉ cần thoải mái là được. Nếu đứng trên thuyền thì ưu tiên lực kéo, một đôi giày có cao sau gắn chắc chắn ở đế sẽ là một sự lựa chọn hơn cả.
- Đi bộ đường dài: khi đi bộ ngoài trời, đặc biệt ở những nơi có nước hoặc gần nước, đôi giày lưới này sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời nhờ đặc tính thoáng khí và làm khô nhanh chóng. Hãy tìm một chiếc giày đế chắc chắn, bảo vệ tốt. Nếu đế giày đàn hồi ở gót chân, hãy chắc chắn nó đừng quá nâng giống như khi bạn đang kiễng. Bạn cũng nên hiểu rằng, đôi chân ướt sẽ dễ bị phồng rộp hơn, vì thế một đôi giày lưới thoát nước thoáng khí sẽ giúp đôi chân luôn khô ráo, tránh bị tổn thương và nấm chân.
Tìm giày có bảo vệ mũi chân
Khi mang giày, mũi chân chịu nhiều tác động nhất, vì thế sẽ rất quan trọng khi tìm một đôi giày có thể bảo vệ mũi chân tốt nhất. Phần bảo vệ mũi chân là một đặc điểm cơ bản ở bất kì giày lội nước nào. Vì thế khi chọn giày nên để ý thiết kế có đặc điểm này, khi đeo lên mũi chân cảm thấy thoải mái, không bị kích sát.
Tìm giày có đế dày
Bất kỳ loại giày thể thao nào cũng sẽ tốt hơn khi chọn loại có đế dày một chút để chân được bảo vệ khi đặt lên các loại địa hình. Đế càng giày thì càng chống được đá sắc hay những vật nhọn khác. Đồng thời sẽ kiểm soát lực kéo tốt hơn, tránh trơn trượt khi bước lên hoặc xuống khỏi các thiết bị dưới nước.
Tìm kiếm đôi giày được làm từ chất liệu tốt
Lựa chọn một đôi giày làm từ chất liệu cao cấp cũng là một sự đầu tư đúng đắn khi mua giày lội nước. Chất liệu tốt là chất liệu thoải mái bao phủ toàn bộ chân, thoáng khí, làm khô ráo nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo giữ ấm chân.
Chọn đúng kích cỡ giày
Tốt hơn hết là bạn nên đi thử giày trực tiếp tại cửa hàng để chọn được đôi giày vừa vặn, thoải mái nhất.
Nếu bạn mua hàng online, có thể ước chừng dựa vào loại giày bình thường bạn đang đi, hoặc có thể tham khảo cách đo size bàn chân dưới đây:
- Bạn sử dụng một tờ giấy to hơn chân và đứng trên đó
- Dùng bút vẽ khung chân của mình lên giấy
- Sau đó lấy bút đánh dấu vị trí gót chân và đầu ngón chân dài nhất
- Dùng thước đo và ghi lại kích thước chiều dài của chân
- Tiếp theo đo bề ngang của chân. Bạn chọn vị trí mu bàn chân dày nhất, dùng thước dây quấn 1 vòng đo bề dày của chân và ghi lại kích thước.
- Cuối cùng lấy kích thước chiều dài nhất và kích thước bề dày nhất cộng thêm 1,5cm, được kết quả đem đối chiếu với bảng quy đổi sẽ ra cỡ giày của bạn.