0904 906 848

09:00 - 21:00

0243 771 3305

09:00 - 21:00

Cách Ứng Phó Với Thiên Tai Khi Đi Du Lịch

19:08 18/03/2023 - Lượt xem: 32

Một chuyến du lịch sẽ thật sự trọn vẹn, đáng nhớ khi ta được vui chơi hết mình và trở về an toàn. Tuy nhiên, thiên nhiên vẫn luôn biến đổi bất ngờ khiến ta bị đẩy vào những tình thế sống còn. Không ai mong muốn những tình huống xấu xảy ra, đó là lý do bạn cần đọc bài viết này để trang bị cho chính mình kỹ năng sinh tồn cần thiết.

1/ Bão tố.

Bão tố luôn được dư đoán sớm hơn, đó cũng chính là lý do bạn nên xem dự báo thời tiết trước khi bắt đầu chuyến đi của mình. Nguyên tắc vàng cần nhớ: Đó là tuyệt đối không thực hiện các hành động như bơi lội, chèo SUP hay nhảy dù khi thấy thời tiết chuyển biến xấu trên biển. Đã không ít các trường hợp mất mạng và bị cuốn xa khỏi bờ bởi bão tố. Trong trường hợp bão bỗng nhiên đổi hướng về khu vực của bạn, đừng lo lắng hay hoảng loạn mà hãy chú ý lắng nghe sự chỉ dẫn của hướng dẫn viên hay các quan chức địa phương. Bạn cần di chuyển đến những điểm tránh bão và không nên ở những nơi trú quá gần sát biển. Tuyệt đối không tự ý thực hiện các hoạt động ngoài trời vì không chỉ có bão tố, những nguy hiểm kéo theo khác sẽ tìm đến cùng: sóng thần, lở đất,…

2/ Lũ lụt.

Lũ lụt là một trong những thiên tai đáng sợ nhất. Lũ chính là hiện tượng lượng nước lớn bị tích lũy, dồn ứ di chuyển từ thượng nguồn với tốc độ rất nhanh xuống những nơi có địa hình thấp hơn, từ đó gây ra hiện tượng ngập lụt. Lũ lụt dễ xảy ra ở châu thổ hay đồng bằng hạ những con sông lớn, vì thế trước khi chuẩn bị ghé thăm những địa điểm này, đừng quên tìm hiểu về thời tiết địa phương để tránh đi vào đúng mùa “lụt” nhé! Tuy nhiên, nếu không may trên cung đường di chuyển, bạn bất ngờ gặp lũ lụt thì hãy nhớ các nguyên tắc sau:

Đầu tiên, bạn cần phải lập tức di chuyển đến vị trí cao hơn khi thấy mưa gió quá lớn và kéo dài. Cách này sẽ giúp ta tránh trường hợp bị động khi xảy ra lũ lụt do các tầng nước dồn xuống bất ngờ.

Thứ hai, bạn cần tìm ngay một nơi thích hợp để tránh lũ hoặc nghe theo chỉ dẫn của nhân viên cứu hộ, tuyệt đối tránh xa bờ dốc hoặc bờ sông, không tự ý đi vào những nơi có cảnh báo lũ quét. Trong trường hợp khẩn thiết nhất, hãy lập tức di chuyển vào bờ và bám chặt vào cây ven suối, sông.

Thứ ba, hạn chế di chuyển giữ các dòng chảy vì chính bạn sẽ không thể dự đoán được độ sau, độ siết và các mối nguy hiểm tiềm ẩn khác. Hãy tránh các đường dây điện vì nguy cơ những chỗ đó bị rò rỉ điện, dẫn tới giật điện.

Thứ tư, lũ lụt sẽ đẩy các con vật từ rừng xuống. Hãy đảm bảo an toàn cho bản thân bằng các tìm kiếm thêm cả vật dụng phòng vệ nhằm tránh khỏi sự tấn công của thú dữ. Đảm bảo bản thân được an toàn tối đa trong lúc chờ đợi sự cứu hộ.

3/ Động đất, sóng thần.

Đây là thiên tai ít xảy ra tại nước ta nhưng không có nghĩa là ta được phép chủ quan. Trường hợp xảy ra động đất, bạn hãy nhanh chóng tìm nơi trú ẩn gần nhất và vận dụng quy tắc vàng tam giác vàng để lựa chọn chỗ trú: trú ẩn gần những cao vật, vững chắc để bạn ở ẩn đó mà không bị các vật khác đè nặng hay các sinh vật khác làm phiền. Ngoài ra cần chú ý dùng tay che đầu và cổ- đây là 2 bộ phận dễ bị tổn thương nhất của cơ thể. Nếu có cảnh báo sóng thần bạn nên nhanh chóng chạy lên tầng 2 hoặc các tầng cao hơn của một tòa nhà vững chắc. Bởi lúc này bạn sẽ nằm trên mực nước và cơ hội sống sót của bạn sẽ cao hơn rất nhiều những người ở tầng 1 hoặc những nơi thấp trên mặt đất

Làm theo mọi chỉ dẫn của đội cứu hộ và giữ thái độ bình tĩnh, chỉ cần vậy thôi ta đã có thể yên tâm tránh nạn.

4/ Hỏa hoạn.

Cháy rừng do tự nhiên vốn là một dạng thiên tai. Có nhiều nguyên do dẫn tới cháy rừng như: thời tiết khô hạn, núi lửa phun trào hay do sấm chớp,…Nếu bạn đang dự định camping hay trekking trong rừng thì đừng vội bỏ qua những kinh nghiệm “sống còn” dưới đây:

Thứ nhất, cần giữ bình tĩnh, tuyệt đối không hoảng loạn. Đây là nguyên tắc cơ bản nhất nhưng không phải ai cũng thực hiện được, nhất là khi đứng trước biển lửa. Bạn cần nhớ rằng, việc hoảng sợ chỉ làm tình huống trở nên rắc rối và khó tìm được lối thoát hơn. Hãy cố gắng kiềm chế và giữ cho bản thân một cái “đầu lạnh”.

Thứ hai, lập tức xác định phương hướng. Cháy rừng lan nhanh nhưng không phải ngay lập tức, bạn cần xác định hướng lan của đám cháy để tìm cho mình lối thoát chuẩn nhất. Thời gian là vàng, ngay khi biết đám cháy đến từ đâu, bạn cần lập tức chạy nhanh nhất có thể khỏi vị trí đó.

Thứ ba, trường hợp đám cháy lan rộng và bạn khó có thể xác định phương hướng, hãy thực hiện bò xuống để tránh hít phải khí độc và bình tĩnh men theo đường để đi. Tuy nhiên, nhiều trường hợp cháy rừng dẫn tới sự chạy trốn của những sinh vật trong rừng, điều này sẽ gây ra một “cơn bão” khổng lồ. Với những trường hợp này thì tuyệt đối không nằm xuống để tránh sự giẫm đạp, thay vào đó hãy tìm một chiếc chăn dày/ khăn to dày rồi tẩm nước dưới hồ, suối và quấn chăn chạy thẳng ra ngoài. Điều này sẽ khiến ngọn lửa không thể tiếp cận bạn được.

Cuối cùng, đừng quên báo lại cho cơ quan chức năng và người dân gần đó để họ kịp thời có những biện pháp dập lửa cũng như kiểm tra sức khỏe cho bạn.

Trên đây là những chia sẻ của Umove về Cách ứng phó thiên tai khi đi du lịch. Umove tin rằng chuyến đi trọn vẹn nhất là khi ta được trải nghiệm hết cuộc vui và được trở về an toàn. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ bỏ túi được thêm kinh nghiệm cho hành trình sắp tới. Chúc bạn có bình an trên mọi chặng đường!

Theo Hiếu Ngân | Tổng hợp | Umove Travel & Outdoor Gear.

Thong ke

Bạn có hài lòng với sản phẩm và dịch vụ của Umove không?

Xin hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn tại đây