0904 906 848

09:00 - 21:00

0243 771 3305

09:00 - 21:00

Nếu tìm Kiện ở vị trí này, kết quả có thể đã khác

09:58 24/05/2018 - Lượt xem: 75

Từng lạc trong rừng, anh Tạ Nam Long chia sẻ nếu tìm Kiện ở các thác nước sớm hơn thì kết quả có thể sẽ khác, và trang bị kiến thức và kỹ năng sinh tồn khi tham gia trekking là điều không thể thiếu.


LTS: Tà Năng –Phan Dũng được mệnh danh là cung đường trekking (kiểu phượt bộ) đẹp nhất Việt Nam. Cung đường này có tổng chiều dài khoảng 55km, với nhiều rừng, núi bao bọc, suối nước hoang sơ.

Tuy nhiên, mới đây, có một sự việc xảy ra, nam thanh niên (Thi An Kiện - SN 1994) mất tích 8 ngày khi tham gia leo Tà Năng – Phan Dũng, mới được tìm thấy trong tình trạng đã tử vong khiến không ít người bàng hoàng. Đây không phải là lần đầu tiên có phượt thủ gặp nạn ở cung đường này.

Vụ tai nạn này trở thành hồi chuông cảnh tỉnh về sự an toàn cho những ai đang có dự định đặt chân tới đây mà thiếu trang bị cả về thể lực, kỹ năng sinh tồn và ứng phó với điều kiện thời tiết. 


Chúng tôi đã trò chuyện với anh Tạ Nam Long (biệt danh là Long Icon), trưởng nhóm thám hiểm hang động Việt Nam trên Facebook (đến nay đã có hơn 3.000 thành viên) và một vài trao đổi về vụ tai nạn đáng tiếc ở Tà Năng –Phan Dũng và cách vượt qua khó khăn khi chẳng may gặp bất trắc. 

Bên cạnh đam mê thám hiểm hang động ở Việt Nam, anh Long là người từng tham gia trekking và từng bị lạc trong rừng, nhưng nhờ cố gắng bình tĩnh và vận dụng những kỹ năng sinh tồn, anh đã vượt qua và tìm thấy những người bạn của mình.

Tai nạn đáng tiếc ở Tà Năng - Phan Dũng: “Tìm Kiện ở những thác nước sớm hơn thì kết quả có thể đã khác” - Ảnh 2.

Anh Tạ Nam Long. người thành lập nhóm thám hiểm hang động tự phát đầu tiên ở Việt Nam. Ảnh: NVCC

Dưới đây là những chia sẻ của anh Long, người thành lập nhóm thám hiểm hang động tự phát đầu tiên ở Việt Nam.

"Tìm Kiện ở những thác nước": Chưa nhận thấy mấu chốt của vấn đề

Sau vụ việc đáng tiếc ở Tà Năng – Phan Dũng vừa qua, tôi có 3 nhận xét sơ bộ:

Thứ nhất, về phía người bị nạn, ngoài vấn đề thiếu kinh nghiệm đi rừng, leo núi, thì bạn Kiện thiếu kỹ năng và kiến thức sơ đẳng khi tham gia các hoạt động dài ngày ngoài thiên nhiên hoang dã.

Dân trekking trên thế giới có một câu rất nổi tiếng, "Trekking is not a walk in the park", tạm dịch là đi thám hiểm không phải là một chuyện dễ dàng như bạn đi trong công viên.

Trekker Tạ Nam Long: “Tìm Kiện ở những thác nước sớm hơn thì kết quả có thể đã khác” - Ảnh 3.

Đi thám hiểm không phải là việc dễ dàng như bạn đi trong công viên. Ảnh: Internet

Hy vọng sự ra đi của bạn Kiện sẽ không phải là vô ích, tức là sau vụ này, người tham gia trekking ở VN sẽ có nhận thức rõ hơn về những nguy hiểm tiềm tàng khi đi lạc trong rừng.

Thứ hai, về phía người dẫn đoàn và tổ chức cung trekking này, bạn leader này cũng có sai sót rất lớn là trước chuyến đi.

Đó là không hoặc chưa phổ biến 1 số kiến thức căn bản cho các bạn trong đoàn về trường hợp "không may" khi bị lạc thì KHÔNG được đi tiếp. Bởi vì khi đó hoảng sợ, đầu óc không tỉnh táo thì càng đi càng lạc...

Thứ ba, về phía cộng đồng leo núi - trekking, đã rất đoàn kết và cố gắng trong việc tìm kiếm người bị nạn.

Nhưng cũng như lần Aiden Webb, một chàng trai leo núi người Anh bị nạn ở Fanxipan, họ chưa nhận thấy mấu chốt của vấn đề là "tìm Kiện ở những thác nước", vì cả Aiden Webb và Kiện đều có vẻ như đã đi tìm nước ở các thác nước và không may bị ngã, mất máu, kiệt sức chết.

Trekker Tạ Nam Long: “Tìm Kiện ở những thác nước sớm hơn thì kết quả có thể đã khác” - Ảnh 4.

Thi thể của Kiệt được tìm thấy ở một trong những tầng thác ở Lao Phào. Ảnh: N.T

Vì như chúng ta biết, con người có thể nhịn ăn dài ngày nhưng không thể nhịn uống trong một thời gian ngắn, nên những người bị lạc như Kiện sẽ luôn tìm đến các nguồn nước tự nhiên như sông, suối, thác nước. 

"Nếu đoàn cứu hộ tìm ở các thác nước sớm hơn thì kết quả có thể đã khác".

Trong trường hợp của Kiện thì mình nghĩ không phải là "tự tin", mà là "hoảng loạn". Hoảng loạn là tâm lý chung của con người khi bị lạc trong rừng.

Như tôi đã phân tích ở trên, khi ở trạng thái hoảng loạn thì ta sẽ có những suy nghĩ và hành động không đúng đắn và những hành động này sẽ càng làm tình hình trở nên nghiêm trọng.

"Sai lầm" của đa số các trekker và có lời khuyên gì cho các trekker Việt

Sai lầm đầu tiên của đa số trekker là mang quá nhiều đồ đạc thừa, quần áo, dẫn đến phí sức khi di chuyển, và lại thiếu những đồ đạc thiết yếu (dao, bật lửa, viên làm sạch nước, nước uống...).

Những dụng cụ như dao, bật lửa sẽ thật sự cần thiết trong những trường hợp sinh tồn. Tốt nhất là mang theo những món đồ đa năng, gọn nhẹ, dùng chung được nhiều mục đích.

Trekker Tạ Nam Long: “Tìm Kiện ở những thác nước sớm hơn thì kết quả có thể đã khác” - Ảnh 5.

Chuẩn bị những vật dụng đa năng, dùng chung cho nhiều mục đích mà vẫn đảm bảo gọn nhẹ là khâu chuẩn bị rất quan trọng trước mỗi chuyến đi trekking hay thám hiểm hang động. Ảnh: NVCC

Sai lầm thứ hai mọi người hay mắc phải là không tuân thủ tổ chức kỷ luật, mỗi chuyến đi nên có người dẫn đoàn và người chốt đoàn, không được đi trước người dẫn đoàn, không được đi sau người chốt đoàn và không tự ý đi đường khác để tránh bị lạc. 

Người chốt đoàn và dẫn đoàn nên có bộ đàm để có thể liên lạc với nhau khi có người đi lạc hoặc bị tụt lại.

Khi chẳng may đi lạc, hít thở thật sâu và ổn định tâm lý là điều rất quan trọng. Điều này sẽ giúp bạn suy nghĩ sáng suốt hơn. Sau đó, cố gắng "gạt bỏ" nỗi sợ hãi", thật bình tĩnh để bắt tay ngay vào việc lập kế hoạch và những việc cần làm để duy trì sự sống.

Trekking và thám hiểm hang động đều phải đối mặt với những khó khăn và giải pháp tối ưu khi chẳng may bị lạc

Theo tôi, trekking và thám hiểm hang động nói chung đều là môn có rất nhiều rủi ro như: té ngã, chấn thương, nước cuốn trôi, gãy chân tay, bị rắn cắn... nhưng nguy hiểm nhất là bị lạc.

Vì khi bạn bị té ngã, chấn thương... thì những người trong đoàn có thể cùng giúp bạn, còn bị lạc thì bạn phải tự xoay xở ngoài thiên nhiên hoang dã một mình mà không có người trợ giúp.

Trekking và thám hiểm hang động là hai bộ môn còn khá mới mẻ ở Việt Nam.

Trekker Tạ Nam Long: “Tìm Kiện ở những thác nước sớm hơn thì kết quả có thể đã khác” - Ảnh 6.

Có kiến thức, kỹ năng sinh tồn nhưng thật bình tĩnh và tỉnh táo mới giúp bạn vận dụng được chúng một cách hiệu quả nhất. Ảnh: NVCC

Ngoài yếu tố khách quan may rủi thì yếu tố tiên quyết để có thể "trở về nhà" là bạn phải có kiến thức, kỹ năng sinh tồn và bình tĩnh, tỉnh táo để vận dụng những kiến thức, kỹ năng đó. 

Thể lực có thể không quan trọng, nhưng kỹ năng sinh tồn là rất cần thiết khi bạn bị đi lạc và không có người trợ giúp.

Ví dụ, trong trường hợp của Kiện, khi bị lạc, đầu óc bạn sẽ hoang mang và không còn tỉnh táo, vì vậy tốt nhất là không đi tiếp, vì càng đi sẽ càng lạc xa đoàn hơn, và mọi người sẽ dễ tìm "1 mục tiêu đứng im" hơn là "1 mục tiêu di động".

Thay vào đó hãy ở yên một chỗ, tiết kiệm sức lực, tạo các dấu hiệu chờ đoàn tới cứu. Sau đó tìm một nơi cao ráo, gần đường mòn để trú ẩn ( hốc đá tự nhiên, dưới cây to ...), tạo ra các dấu hiệu để mọi người tìm thấy (bẻ cây đánh dấu, xếp đá, buộc vải ...).

Ở yên một chỗ sẽ giúp bạn có thời gian suy nghĩ tỉnh táo hơn, tiết kiệm sức lực, đồ ăn và khả năng sống sót, được tìm thấy sẽ cao hơn.

Trekker Tạ Nam Long: “Tìm Kiện ở những thác nước sớm hơn thì kết quả có thể đã khác” - Ảnh 8.

Anh Tạ Nam Long từng bị lạc 30 phút khi tham gia trekking đỉnh Tây Côn Lĩnh. Ảnh: NVCC

Bản thân tôi cũng từng bị lạc 30 phút khi tham gia trekking đỉnh Tây Côn Lĩnh nhưng nhờ cố gắng bình tĩnh và vận dụng những kỹ năng, tôi đã vượt qua và tìm thấy đồng đội của mình.

Rơi vào tình huống sinh tử khi thám hiểm hang động: "Tôi từng mắc sai lầm"

Có hai bài học mà tôi không tuân thủ, dẫn đến vụ tai nạn của mình dưới hang sâu (rơi thẳng xuống hố từ độ cao 40m trong khi thám hiểm hang Cống Nước, Lai Châu).

Bản thân tôi rút ra 2 bài học khi chơi những môn thể thao mạo hiểm nói chung, đó là không chơi vào lúc đầu óc mệt mỏi và không tỉnh táo. Bởi vì khi đó, các quyết định và hành động của bạn sẽ không còn chính xác, dễ dẫn đến tai nạn.

Trekker Tạ Nam Long: “Tìm Kiện ở những thác nước sớm hơn thì kết quả có thể đã khác” - Ảnh 9.

Tai nạn ở hang Cống Nước giúp anh rút ra được những bài học quý báu. Ảnh: NVCC

Bài học thứ hai là không chơi 1 mình, mà phải có đồng đội. Đồng đội sẽ cùng kiểm tra chéo các nguy hiểm trong quá trình tham gia và đồng đội sẽ ở bên ta, trợ giúp ta khi có tai nạn xảy ra.

Động lực vượt qua nỗi sợ hãi khi thám hiểm hang sâu

Tôi là người tổ chức các chuyến đi cho đoàn thám hiểm, nên điều tôi quan tâm nhất là sự an toàn của các thành viên trong đoàn.

Hang động cũng như trong rừng, có rất nhiều mối nguy hiểm tiềm tàng mà chúng ta sẽ phải đối mặt, sớm hay muộn mà thôi, cơ bản là chúng ta phải có sự chuẩn bị tốt và có những thiết bị, kiến thức, kỹ năng để khi tai nạn xảy ra.

Trekker Tạ Nam Long: “Tìm Kiện ở những thác nước sớm hơn thì kết quả có thể đã khác” - Ảnh 10.

Tạ Nam Long tâm sự "ưa mạo hiểm không có nghĩa là đánh cược sự sống". Vì vậy, trước mỗi chuyến đi, anh và những người bạn đều chuẩn bị rất kỹ càng. Ảnh: NVCC

Điều quan trọng có thể bình tĩnh xử lý "sống sót, trở về nhà" và bình tĩnh xử lý những tình huống xấu là động lực lớn nhất và mãnh liệt nhất giúp tôi vượt qua nỗi sợ hãi.

Trang bị kỹ năng sinh tồn và bình tĩnh xử lý và vận dụng chúng thực sự rất quan trọng trong quá trình trải nghiệm hang sâu cũng như môi trường hoang dã.

Theo Helino

>>>Xem thêm: CỤ ÔNG 69 TUỔI CỤT HAI CHÂN CHINH PHỤC THÀNH CÔNG EVEREST

Thong ke

Bạn có hài lòng với sản phẩm và dịch vụ của Umove không?

Xin hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn tại đây