0904 906 848

09:00 - 21:00

0243 771 3305

09:00 - 21:00

Nên ăn trước hay sau khi chạy? Ăn gì? Không ăn gì?

11:01 11/09/2018 - Lượt xem: 65

Ăn hay không ăn gì khi chạy bộ bây giờ nhỉ ?

Từ đầu tháng 7 đến nay mình đang trong giáo án tập luyện Marathon (lần đầu tiên trong đời), nên phải cố gắng tìm hiểu thêm về dinh dưỡng trong chạy bộ nhằm có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi ra trận. Bình thường chạy vui chơi 5-10K không cần chú ý nhiều. Nhưng giờ toàn đối mặt với các buổi chạy dài 2-3 tiếng liên tục, ăn bậy bạ là trả giá ngay.

Bài viết lần này nhằm chia sẻ một số kinh nghiệm về chuyện ăn uống trước và sau khi chạy. Đây cũng là những thắc mắc phổ biến mình hay nhận được từ mọi người:

  • Em nên ăn trước hay sau khi chạy?

  • Mình chạy bộ lúc sáng sớm, có nên ăn khi chạy không?

  • Em nên ăn gì trước khi chạy?

Thông tin dưới đây dựa trên kinh nghiệm thực tế của mình. Không bảo đảm chính xác và áp dụng được cho tất cả mọi người nhé. Nếu bạn có kinh nghiệm nào hay, đừng quên chia sẻ ở phần bình luận cuối bài viết nha.

1. Nên ăn trước hay sau khi chạy?

Dễ thôi mà, khi nào đói thì ăn. Nhưng phải biết lựa món mà ăn.

Bạn không thể bắt đầu chạy khi đang bụng đang đói, mắt đang hoa, tay đang run. Bạn cũng không thể nhịn ăn sau một hành trình dài vắt kiệt hết sạch năng lượng dự trữ trong cơ thể. Đang chạy mà hết “pin” thì phải có năng lượng nạp vô mới chạy tiếp được. Tóm lại, bạn sẽ phải linh động ăn trước, trong và sau khi chạy tùy thuộc vào tình trạng cơ thể và cường độ bài tập.

Năng lượng trước và trong khi chạy

Bạn cần phải chú ý đến món ăn trước và trong khi chạy. Vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và kết quả của buổi tập. Còn ăn gì sau khi chạy đối với mình không quan trọng. Lúc đó chỉ muốn ăn gì đó thật ngon, thật sướng miệng. Chẳng cần quan tâm thành phần dinh dưỡng: chất béo, chất đạm,…chi cho nhức đầu. Tập mệt để được ăn ngon mà!

Lưu  ý: nếu bạn đang cần giảm cân / tăng cân thì tất cả các bữa ăn trong ngày đều quan trọng. Hãy ăn đúng như khẩu phần diet của bạn. Nghe lời mình là tiêu đó!

2. Chiến thuật ăn trước khi chạy

Đầu tiên, không bao giờ ăn quá no trong vòng 2 tiếng trước khi chạy. Nếu không, bạn sẽ cảm thấy cơ thể nặng nề ọc oạch rất khó chịu. Chưa kể nếu chạy cường độ cao có thể bị ói.
Ngược lại, đừng chạy bộ khi bụng đói. Chạy bộ khi bụng đói sẽ bào mòn thể lực nhanh chóng. Bạn sẽ sớm rơi vào trạng thái kiệt sức nếu không được tiếp ứng kịp thời.

Với các buổi chạy sáng, nếu bạn có đủ thời gian ăn sáng và tiêu hóa trước khi chạy, quá tuyệt vời! Đây là sự lựa chọn tốt nhất. Bạn sẽ không lo bị đói giữa đường (chạy dưới 1 tiếng). Ngoài ra, bạn có thể nạp sẵn năng lượng bằng bữa tối thịnh soạn nhiều carbs (bánh mì và ngũ cốc, gạo và mì ống,…) trước đó.

Nếu bạn không có đủ thời gian ăn, hãy sử dụng các loại nước uống thể thao hoặc Gel năng lượng trong vòng 5-10 phút trước khi bắt đầu. Bản thân mình thích sử dụng các viên kẹo năng lượng GU Chew trong các buổi chạy sáng. 1 gói trước khi chạy và 1 gói sau 45 phút là đủ dùng cho 90 phút tập luyện. Sau khi chạy xong thưởng thức 1 tô phở nóng hổi là bao nhiêu mệt mỏi tan biến hết.

Tuy nhiên, đôi khi Gel sẽ không thể giúp ích được gì nếu bạn bắt đầu chạy bộ trong tình trạng đói lả. Trường hợp này xảy ra do tối hôm trước ăn ít hoặc ăn quá sớm, khiến cho cơn đói buổi sáng đến sớm hơn thường lệ.

Bài học kinh nghiệm: phải ăn chuối / bánh mì trước khi chạy khoảng 15-30 phút để cân bằng lượng đường huyết trong cơ thể rồi mới bắt đầu chạy. Dưới đây là trải nghiệm chạy bộ với bụng đói mình đã từng phải đối mặt: đau thương, thê thảm lắm.

3. Ăn gì? Không nên ăn gì?

Ăn gì, không ăn gì tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Nói chung, bạn nên tránh các món khó tiêu, chỉ chọn các món an toàn với bao tử của mình trước khi chạy.

a. Các món không nên ăn trước khi chạy

Bạn cần tránh các loại thực phẩm khó tiêu, lâu tiêu. Bạn cũng cần tránh các món ăn dễ gây ra tình trạng ruột kích thích (tùy cơ địa mỗi người).

  • Chất béo: Không nên ăn các món nhiều chất béo trước khi chạy nếu không muốn bao tử nổi loạn. Chất béo cần nhiều thời gian để cơ thể tiêu hóa, nó sẽ nằm trong bao tử của bạn khiến cơ thể nặng nề. Ví dụ các món nhiều chất béo: bơ sũa, thịt đỏ (heo, bò), phô mai.

  • Chất xơ: Bạn cũng cần nên tránh các thực phẩm giàu chất xơ như gạo lức, bắp, đậu xanh, đậu đỏ,… vì nó dễ gây kích thích ruột. Bạn không muốn nửa đường chạy phải đi tìm…toilet đâu.

  • Sữa / Yaourt: Không phải ai cũng có thể tiêu hóa được sữa hay yaourt trước khi vận động. Ăn vào dễ bị …tiêu chảy lắm!

  • Các món cay: dễ gây ra tình trạng kích thích ruột, chẳng dễ chịu tí nào.

b. Các món nên ăn

Dưới đây là các món thân thiện với buổi chạy của bạn:

  • Chuối: đơn giản, rẻ tiền và hiệu quả. Theo nghiên cứu của PLOS ONE, chuối giúp duy trì lượng đường glucose (đường huyết) trong máu tương đương với các loại nước uống thể thao. (Glucose trong máu giúp duy trì hoạt động của cơ bắp khi vận động).

  • Sinh tố trái cây: nếu bạn không thích ăn lúc sáng sớm trước khi chạy, hãy nạp năng lượng bằng sinh tố trái cây. Kết hợp các loại trái cây cùng hạnh nhân, ngũ cốc để tạo nên ly sinh tố tuyệt vời để bắt đầu ngày mới.

  • Yaourt với mật ong và ngũ cốc: cung cấp hai loại carbohydrate đơn giản (simple carbs) và phức tạp (complex carbs) trong cùng một món ăn. Đây là sự lựa chọn tối ưu dành cho các buổi chạy dài.

  • Sữa thực vật: sữa đậu nành, sữa hạnh nhân thân thiện với bao tử hơn do không chứa đường lactose, vốn là nguyên nhân gây khó tiêu.

Chú ý: Sở thích mỗi người khác nhau, bao tử cũng khác nhau. Món ăn yêu thích của người khác có thể gây ra “tai họa” cho bạn trên đường chạy. Hãy trải nghiệm để tìm ra món ăn phù hợp nhất với mình.

4. Đừng ăn món lạ vào ngày chạy

Nếu bạn sắp bước vào giải chạy, đừng thử bất kỳ món ăn lạ nào trong vòng 2 tuần trước ngày ra trận. Chỉ cần một trận tiêu chảy trước thềm sẽ khiến thể lực sụt giảm ngay.

Vào ngày thi đấu, hãy ăn các món quen thuộc đã đồng hành cùng bạn trong suốt chặng đường tập luyện. Đừng ham của lạ để rồi phải trả giá trên đường chạy.

Các bạn đừng để rơi vào hoàn cảnh này nhé!

5. Giới thiệu GU StroopWafel

Cuối cùng, xin kết thục bài viết này bằng tiết mục quảng cáo sản phẩm mới: GU Energy Gel. Đây là sản phẩm được GU thiết kế tối ưu trong việc cung cấp năng lượng buổi sáng trước khi chạy.

GU Energy Gel cung cấp đầy đủ các dinh dưỡng cần thiết cho buổi tập của bạn và khá tiết kiệm thời gian, thành phần chính gồm có:

  • Cacbohydrates : Kết hợp bởi hai loại carbohydrate (maltodextrin và fructose) giúp tối ưu khả năng hấp thụ của cơ thể, giảm tối đa các triệu chứng ruột kích thích.

  • Amino Acids : Kích thích tinh thần, giảm nguy cơ tổn hại cơ bắp và tăng khả năng hồi phục.

  • Electrolytes : Bổ sung điện giải  hao hụt do thất thoát mồ hôi, giúp cân bằng khả năng hấp thụ nước.

  • Caffeine : Cải thiện khả năng vận động, tăng cường khả năng tập trung ki tập luyện và thi đấu

Các bạn có thể xem thêm một số loại GU Energy Gel tại đây nhé.

Theo YEUCHAYBO

>>> Xem thêm: 12 TIPS ĐỂ BẢO ĐẢM AN TOÀN KHI CHẠY TRÊN ĐƯỜNG

 

Thong ke

Bạn có hài lòng với sản phẩm và dịch vụ của Umove không?

Xin hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn tại đây