0904 906 848

09:00 - 21:00

0243 771 3305

09:00 - 21:00

10 điều cần nhớ khi trekking mùa mưa

11:14 11/06/2019 - Lượt xem: 454

Trekking không còn xa lạ với nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, bắt đầu hành trình khi không có trong tay bất kỳ kiến thức, kỹ năng nào thì đó là một sự mạo hiểm đối với tính mạng của bản thân. Đặc biệt, khi nhiều cung đường ở khu vực Tây Nguyên, Nam Trung bộ và Nam bộ đang bước vào mùa mưa, thì trước khi lên đường trekking (đi bộ leo núi), hãy chắc chắn bạn đã chuẩn bị kỹ những điều trong bài viết này!

1. Lên cung kỹ càng

Nhóm bạn có bao nhiêu người, di chuyển bằng phương tiện gì, địa điểm trek nằm ở vị trí nào trên bản đồ, có sóng điện thoại không, độ cao, đặc điểm, khu vực có suối… Tất cả những câu hỏi nghe có vẻ 'tủn mủn' ấy đều là điều mà các bạn cần quan tâm. Càng lên kế hoạch chi tiết bao nhiêu, chuyến đi sẽ thuận lợi bấy nhiêu. Nó giúp các thành viên có hình dung tương đối về hành trình để chủ động khi có thay đổi.

Leo núi dốc và trơn trượt, bạn cần có đầy đủ hành trang cần thiết

Trước khi đi, bạn cần chuẩn bị hành lý gọn nhẹ hết mức có thể để tránh mất sức. Thay vì mang 2-3 bộ váy, hãy thay bằng quần dài chất liệu chống nước, giữ ấm tốt hoặc mau khô. Luôn có đồ dự phòng vì đêm trong rừng, trên núi thường rất lạnh. Thay vì lỉnh kỉnh nước rửa tay, sữa rửa mặt, dầu gội đầu, khăn mặt, khăn tắm... bạn có thể lựa chọn một sản phẩm thay thế cho tất cả.

Hãy tự chuẩn bị một ít đồ ngọt (đặc biệt là socola) để tránh hạ đường huyết, cùng đồ ăn khô nhiều năng lượng, đề phòng bị lạc, đói giữa đường. Đặc biệt là nước uống, tránh mang nước ngọt có ga vì nó không giúp bạn đỡ khát đâu. Hãy mang nước lọc nhiều nhất có thể, vì ngoài việc để uống, nấu nướng, nó có thể giúp bạn rửa vết thương, rửa tay, rửa mặt khi cần…

2. Luôn có phương án phụ

Lên cung kỹ càng là một chuyện, nhưng "ông trời" có thuận theo kế hoạch hay không lại là chuyện khác.

Không giống đồng bằng, rừng núi là khu vực rất… tùy hứng, đặc biệt vào mùa mưa. Nhiều người có kinh nghiệm cho biết, ở khu vực mình leo trời khô ráo, nhưng cách đó vài chục cây số đêm qua có trận mưa lớn, hoàn toàn có thể bất ngờ đổ lũ về hạ nguồn. Lũ suối thường đổ về rất nhanh. Chỉ vài chục giây đã có thể biến con suối nhỏ xinh thành một cái thác khổng lồ cuốn phăng mọi thứ. Vậy nên, không uổng đâu nếu bạn có thêm một, hai phương án dự phòng. Hãy luôn để bản kế hoạch của bạn dôi dư thời gian ít nhất nửa ngày để trừ hao cho sự cố trên đường đi: trễ xe, có người bị thương, gặp mưa khó di chuyển…

Suối bình thường là một người bạn hiền hòa, nhưng khi lũ về nó có thể trở thành 'loài ăn thịt'

3. Biết kỹ năng sinh tồn: Dựng lều, nhóm lửa, sử dụng đồ y tế, nấu ăn

Tự lo cho bản thân đủ sức khỏe, chỗ ngủ, tự cứu thương là nguyên tắc bất di bất dịch khi trekking. Trong balo của bạn cần có những dụng cụ cứu thương cơ bản nhất cùng kiến thức sử dụng chúng.

Bạn cũng cần học cách bung lều, gấp lều, nhóm lửa trong điều kiện không có bình ga hay củi bị ướt, phân biệt một số loại rau, nấm rừng, tự nấu ăn… Hay khó hơn là tìm vị trí cắm trại an toàn, xác định phương hướng… Những kỹ năng tưởng chừng đơn giản này sẽ giúp bạn sống sót nếu không may đi lạc.

4. Trưởng nhóm rất quan trọng

Khác với nhóm phượt thông thường, leo núi cần tổ chức bởi trưởng nhóm có kinh nghiệm để ổn định tâm lý cả đoàn nếu có sự cố phát sinh, đồng thời đưa ra phương án xử lý chính xác. Nếu nhóm bạn không có người đủ kinh nghiệm, hãy mua tour của công ty khai thác du lịch hoặc thuê porter dẫn đường là người bản địa.

5. Luôn đi theo đoàn

Rừng núi không phải thành phố. Bạn sẽ chỉ gặp thú rừng hoặc sự lặng im nếu chẳng may lạc đoàn. Gặp tình huống nguy hiểm không ai giúp đỡ cũng là điều rất dễ xảy ra nếu bạn tách nhóm. Nhóm không chỉ đem lại cảm giác an toàn, hỗ trợ nhau về mặt tinh thần, mà còn là “bảo vật” giúp bạn có đường về nhà sau chuyến đi.

Trekking sẽ an toàn và vui hơn khi đi thành nhóm số lượng vừa phải, đều sức để tránh lạc nhau. Trung bình 4 người nên có ít nhất 1 porter (người hướng dẫn). Khi đi trekking cùng với nhóm bạn sẽ nhận đươc sự hỗ trợ khi cần thiết. Đừng bao giờ đi một mình nếu bạn chưa phải “chúa sơn lâm”. Cũng không cần thể hiện trong rừng, vì chẳng có mấy ai xem bạn thể hiện cả. 

6. Đừng đi suối thác nếu không có kinh nghiệm

Khu vực rừng núi đường khó đi, bạn đeo balo nặng, khi trượt ngã rất khó xử lý hay kêu cứu. Có nhiều vụ các bạn băng qua suối bất chấp dòng nước đang thay đổi (nước đục, chảy mạnh lên) dẫn đến hậu quả đau buồn.

Nếu không có kinh nghiệm, bạn nên chọn cung đường an toàn nhất để đi, hoặc tránh trekking vào mùa mưa lũ. Khi đi, cần chuẩn bị dây buộc chắc chắn để cả nhóm bám nhau khi qua suối. Tuyệt đối không đu dây leo thác hay trượt thác ở nơi hoang dã.

Luôn đi theo đoàn để đảm bảo an toàn

7. Có bản đồ offline, GPS, tracklog các cung đường sẽ đi

Hãy dùng một thiết bị hao tốn ít pin để trữ bản đồ, GPS hay tracklog. Trước khi lên đường, trưởng nhóm cần đảm bảo mọi thành viên đều có bản sao và biết cách đọc bản đồ. Đừng phụ thuộc vào sự thành thạo của người khác và tặc lưỡi “không có gì xảy ra đâu”. Cái tặc lưỡi ấy có khi sẽ khiến bạn hối hận mãi mãi về sau đó.

8. Chuẩn bị các vật dụng chung của nhóm trong chuyến đi

Lều trại, dây thừng (dù), tấm trải, túi ngủ, dao đi rừng, bật lửa, nến đốt, nồi niêu xoong chảo, siêu đun nước. Một số thuốc men cơ bản như viên thuốc tiệt khuẩn nước, dầu gió, hạ sốt, đau bụng, kháng sinh, bông băng, thuốc đỏ, cồn y tế, kem chống muỗi, vắt. Một số đồ ăn có thể bảo quản lâu và dễ sử dụng, nhiều năng lượng như ruốc khô, xúc xích, đồ hộp, lương khô, mỳ tôm, thịt bò khô, lạc rang mặn, rau khô đóng gói, bánh quy, kẹo ngọt, sô-cô-la, viên C sủi để tăng cường sức đề kháng và đặc biệt là café hay một chai rượu nhỏ. Số đồ dùng này sẽ được chia đều cho các thành viên trong nhóm mang. Nếu đùn đẩy hết đồ cho porter hay bạn đi cùng, đồng nghĩa bạn tự tước đi cơ hội sống sót của bạn khi lạc trong rừng. Trong 1 balo nhỏ gọn có thể chứa đủ nước, lương thực hay các dụng cụ cơ bản để có thể sống sót trong rừng hoặc đánh dấu khi lạc.

LỀU 3 NGƯỜI TỰ BUNG TRACK MAN TM1111

TẤM TRẢI DU LỊCH TRACKMAN TM6409-1

TÚI NGỦ COTTON MỎNG NATUREHIKE NH15S012-D

DAO SINH TỒN GERBER ULTIMATE FINE EDGE KNIFE FIXED BLADE 31-001063

BỘ NỒI NẤU ĂN NATUREHIKE NH15T203-G

ẤM ĐUN NƯỚC DU LỊCH NATUREHIKE NH17C020-H

9. Chủ động trong di chuyển

Trong các chuyến trekking mạo hiểm, do không có đánh dấu đường, hãy luôn bám theo đoàn / người dẫn đường. Nếu bạn cần đi “giải quyết nỗi buồn”, hãy thông báo cho trưởng đoàn để mọi người chờ bạn. Chú ý luôn giữ khoảng cách trong tầm mắt với người đi phía trước. Nếu bạn không thể bám theo, hãy giảm tốc độ và chờ người đi cùng phía sau. Nếu chẳng may bị lạc, có thêm bạn đồng hành sẽ hữu ích hơn rất nhiều so với việc bạn cô độc giữa rừng.

10. Chuẩn bị trong trường hợp xấu nhất

Dù cho bạn chuẩn bị kỹ càng ra sao, luôn có những rủi ro trong bất kỳ chuyến phiêu lưu mạo hiểm nào. Do đó, tốt nhất bạn nên chuẩn bị hành trang cho trường hợp xấu nhất: Mang theo áo mưa, đèn pin, đồ ăn, nước uống, túi ngủ, túi sơ cứu. Các vật dụng này thường ít khi dùng đến, nhưng một khi bạn cần mà không có thì đó sẽ là rắc rối lớn. Cẩn thận vẫn hơn!

Chuẩn bị cho một chuyến trek cần sự đầu tư hơn du lịch thông thường rất nhiều. Hãy cẩn thận và kỹ càng để chuyến đi là một kỷ niệm đẹp thay vì là nỗi hối hận suốt phần đời còn lại nhé!

Tổng hợp | Umove Travel & Outdoor Gear

>>> Xem thêm: VAI TRÒ CỦA GẬY LEO NÚI VÀ ĐẶC ĐIỂM GẬY LEO NÚI NATUREHIKE

Thong ke

Bạn có hài lòng với sản phẩm và dịch vụ của Umove không?

Xin hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn tại đây