0904 906 848

09:00 - 21:00

0243 771 3305

09:00 - 21:00

Hỏng Hóc và Sửa Chữa SUP Bơm Hơi

10:14 05/07/2019 - Lượt xem: 716

SUP bơm hơi có dễ bị hỏng không?
Bị hỏng có sửa được không?
Sửa rồi thì có còn tốt hay không?

Đây là những thắc mắc phổ biến của những người đã có SUP bơm hơi hoặc đang tìm hiểu để mua SUP bơm hơi. Và để trả lời “một lần cho tất cả” mình sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức sau trong bài viết này:
1. Chất liệu của SUP bơm hơi
2. SUP bơm hơi được sản xuất như thế nào
3. Các hỏng hóc thường gặp của SUP bơm hơi và cách sửa
4. Lưu ý quan trọng để giảm thiểu tai nạn và hỏng hóc của SUP bơm hơi

Chất liệu của SUP bơm hơi

Tất cả SUP bơm hơi đều dùng chất liệu vải PVC. Tuy nhiên loại vải PVC làm SUP được sản xuất theo công nghệ drop-stitch hoặc còn gọi là double layer. Bản chất của nó là 2 lớp vải PVC được gắn với nhau bằng các sợi vải có độ dài bằng nhau. Độ dài của các sợi vải này tạo ra loại ván có độ dầy 12cm, 14cm, 15cm,... Nếu không có các sợi liên kết này thì ván SUP sẽ không có mặt phẳng mà sẽ phồng lên như cái phao chuối.

Mật độ của sợi gắn 2 lớp vải (cộng thêm loại keo dán phù hợp khi định hình SUP) sẽ quyết định SUP bơm hơi chịu được áp suất đến 15psi, 18psi hoặc 25psi.

Ván SUP khi hoàn thiện còn được dán thêm 1 lớp PVC trên cả 2 mặt để làm cho SUP dầy dặn hơn, cứng cáp hơn. Lớp dán thêm này thường cũng là lớp in ấn hoạ tiết trang trí cho SUP.

Đặc tính của chất liệu vải PVC dùng làm SUP là đàn hồi và chống nước. SUP bơm hơi có thể chống chịu các va đập tốt nhưng rất dễ rách, thủng khi đâm vào các vật nhọn. Nó cũng dễ bị mài mòn lớp vải nếu bị kéo lê trên các bề mặt thô ráp.

Sản xuất SUP bơm hơi như thế nào?

Trên thế giới SUP bơm hơi được sản xuất với cách thức tương tự nhau. Để làm ra một ván SUP sẽ cần vải drop stitch, keo dán và các phụ kiện như pad để chân, van, dring, fin box,...

Đầu tiên nhà sản xuất cần có thiết kế đã được làm sẵn với thông số cho từng mảnh, từng phần. Người ta sẽ cắt vải bằng máy cắt giống như may quần áo công nghiệp. Sau đó các mảnh vải sẽ được bôi keo ở mép và gắn vào với nhau bằng máy ép nhiệt hoặc bằng tay. Sau khi tạo hình phần hơi là đến công đoạn gắn các phụ kiện vào trước khi test sản phẩm.

Một ván SUP đẳng cấp, đắt tiền có thể khác một ván SUP rẻ tiền do chất liệu vải, chất liệu keo, chất lượng phụ kiện, in ấn và /hoặc thệ thống máy móc ép nhiệt.

Tuy nhiên cái các bạn cần biết ở đây là tất cả các ván SUP bơm hơi đều sử dụng keo để dán các phần của 1 ván SUP vào với nhau và keo dán hoàn toàn có thể bị chảy ra dưới nhiệt độ cao cũng như chỉ có tuổi thọ nhất định. Điều này sẽ dẫn đến một trong những hỏng hóc dễ gặp nhất của ván SUP bơm hơi.

Các hỏng hóc thường gặp và cách sửa

Có 3 loại hỏng hóc thường gặp về phần hơi (khoang chứa hơi) của SUP:

a, Thủng/rách do bị đâm hoặc rạch

b, Thủng do bị mài mòn lớp vải

c, Bong keo ở đường định hình dẫn đến xì hơi

SUP bị mài mòn lớp vải và bị thủng

2 kiểu hỏng (a) và (b) có thể xẩy ra bất cứ khi nào do tại nạn. Kiểu hỏng hóc còn lại (c) thường là do tuổi đời của SUP đã cao cộng với sử dụng không đúng cách.

Ván bị bong keo đường dán định hình dọc theo thân, lộ cả lớp sợi liên kết bên trong

Để sửa 2 kiểu hỏng (a) và (b) thợ sửa sẽ phải làm sạch chỗ thủng bằng hoá chất tẩy rửa như Toren, Miki,.. rồi dùng keo 2 thành phần (đúng loại để dán SUP) phết lên bề mặt chỗ thủng, rách và miếng dán (là loại vải PVC mỏng). Sau khoảng 10 phút thì dán vào với nhau. Khi dán dùng máy xấy tóc để xì hơi nóng vào chỗ dán cho keo dán dính vào nhau tốt hơn và dùng một thanh kim loại nhẵn để cà vào bề mặt của miếng dán. Sau đó tiếp tục phết keo vào bề mặt chỗ vừa dán và một miếng vải to hơn để dán tiếp một lớp thứ 2 trùm bên ngoài. Cách dán double (2 lần) đó mới bảo đảm vết dán an toàn.

Sau khi dán xong sẽ thấy rõ có 1 lớp dán bên trong và một lớp phủ bên ngoài

Kiều hỏng (c) khó sửa hơn 2 kiều đầu. Khi một ván SUP bị bục đường dán 5cm thì người thợ sửa chữa phải mở rộng chỗ bục đó thêm mỗi phía 20cm nữa rồi mới làm sạch đường dán bằng hoá chất. Sau đó sẽ bôi keo và dán lại theo cách tương tự như với (a) và (b). Tuy nhiên nếu một ván SUP có tuổi đời cao thì thường keo dán sẽ bị ải (mất chất kết dính) và khi bơm căng áp suất sẽ tấn công vào chỗ yếu nhất dẫn đến ván bị bục. hế nên nhiều khi vừa sửa xong, chơi được 1,2 lần lại bị bục ở một chỗ khác. Thế nên người thợ sửa chữa khi khám xét một ván SUP hỏng sẽ phải xem keo còn kết dính tốt hay không, tuổi đời của SUP cao hay thấp để quyết định sửa kiểu gì. Trường hợp cần thiết thì sẽ phải Đại phẫu, người thợ sẽ bóc rời toàn bộ SUP, đánh sạch các đường dán bằng hoá chất rồi dán lại như ban đầu. Tuy nhiên sau khi hoàn thành thì chất lượng của ván SUP được sửa chỉ đạt đến 80% so với tình trạng lúc mới xuất xưởng. Tất nhiên là chi phí để sửa kiểu Đại phẫu cao hơn là sửa một phần.

Đại phẫu - thợ phải bóc toàn bộ ván SUP này để dán lại

Nói thì đơn giản vậy chứ người thợ sửa SUP hay các loại thuyền hơi rất vất vả. Môi trường ở đó phải kín gió nên mùa hè dù nóng đến đâu cũng không được dùng quạt, không được mở cửa sổ. Chất tẩy và keo có mùi rất độc hại, người không quen chỉ ngửi một lúc là choáng váng thậm chí người nhậy cảm còn nôn oẹ vậy mà thợ phải ngồi trong phòng kín mà ngửi mùi hoá chất hàng ngày, 8-10hr/ngày.

Tham khảo thêm: Cách tự sửa chữa bơm hơi cho ván chèo đứng - SUP:

 

Umove Travel & Outdoor Gear

>>> Xem thêm: ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC LOẠI THUYỀN BƠM HƠI

Thong ke

Bạn có hài lòng với sản phẩm và dịch vụ của Umove không?

Xin hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn tại đây