0904 906 848

09:00 - 21:00

0243 771 3305

09:00 - 21:00

Phân Biệt Giày Chạy Road Và Giày Chạy Trail

17:15 09/05/2019 - Lượt xem: 1949

Hãy đặt một đôi giày chạy trail (chạy bộ địa hình) bên cạnh một đôi giày chạy road (chạy bộ đường bằng) và bạn sẽ nhận ra một vài điểm khác biệt về vẻ ngoài của chúng. Nhưng còn khá nhiều điểm khác biệt nữa mà bạn không thể nhìn bằng mắt thường. Vậy bài viết này sẽ phân tích kỹ hơn để giúp bạn phân biệt giày chạy trail và giày chạy road nhé!

So với giày chạy bộ đường bằng, giày chạy bộ địa hình có:

- Đế ngoài (outsoles) gồ ghề hơn: Đế ngoài của giày chạy địa hình thường gồ ghề hơn, mềm hơn; trong khi đó đế của giày chạy bộ đường bằng có xu hướng phẳng hơn, nhẵn hơn và bền hơn để chạy trên đường bằng.

- Đế giữa (midsoles) cứng hơn: Giày chạy trail thường có đế giữa cứng hơn giày chạy road để tạo ra một bề mặt đế ổn định trên địa hình không bằng phẳng. Giày chạy road thường có đế giữa mềm hơn.

- Phần trên (uppers) được gia cố: Phần trên của giày chạy bộ địa hình được gia cố để bảo vệ chân khỏi đá, rễ cây và vật nhọn trên đường đi. Giày chạy bộ đường bằng thì không đòi hỏi điều này, điều này có nghĩa rằng chúng thường nhẹ và thoáng khí hơn.

Cả hai loại giày chạy road và chạy trail đều cung cấp các lợi ích nhất định đối với runner. Chúng được thiết kế với hai mục đích. Thứ nhất, để bảo vệ bàn chân và cơ thể khỏi chấn thương – kết quả của các tác động lặp đi lặp lại khi chạy trên mặt đất. Thứ hai, để tối đa hóa tốc độ bằng cách bám lấy bề mặt đường bằng hay địa hình. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc chọn loại giày phù hợp dựa theo các khía cạnh sau đây:

Chất liệu

Sự khác biệt chính giữa hai loại giày nằm ở các loại chất liệu được sử dụng trong quá trình sản xuất chúng. Giày chạy road nhìn chung được làm từ những chất liệu nhẹ. Giày chạy trail thì nặng hơn, với đế dày hơn có thể giúp duy trì trạng thái nguyên vẹn của giày, ngay cả khi ở trong những điều kiện khắc nghiệt nhất.

Đặc điểm

Điều đầu tiên cần cân nhắc khi bạn sắp mua một đôi giày chạy đó là loại địa hình bạn sẽ chạy. Bạn dự định chạy trên những con đường hạn chế, những con đường có ngựa đi qua, những con đường dành cho xe đạp, những con đường tái tạo hay những con đường hiking? Những con đường này có nhiều đồi núi, đá hoặc suối chảy qua nhiều điểm không? Chúng có đòi hỏi bạn phải chạy qua các chướng ngại vật lớn như các cây bị đổ giữa đường không? Nếu bạn định chạy trên các địa hình này, bạn nên đi giày chạy trail. Còn nếu bạn định chạy trên đường bằng, bạn nên đi giày chạy road.

Khi bạn xác định được loại bề mặt bạn sẽ chạy, bạn có thể cân nhắc về các đặc điểm bạn sẽ cần ở một đôi giày. Hầu hết những đôi giày chạy bộ địa hình đều bổ sung thêm đệm, hỗ trợ và bảo vệ các khớp cũng như hỗ trợ cho mắt cá chân, đặc biệt là trên những bề mặt không bằng phẳng. Đế giày cũng đa dạng đối với từng mẫu. So với một đôi giày chạy bộ đường bằng thông thường, một đôi giày chạy địa hình có đế dày hơn.  

Đế ngoài

Một trong những sự khác biệt có thể nhìn thấy rõ nhất giữa giày chạy bộ địa hình và giày chạy bộ đường bằng, đó là ở đế ngoài (phần dưới cùng của giày). Phần cao su của giày chạy địa hình thường mềm hơn của giày chạy đường bằng, vì vậy nó có thể bám lấy và uốn cong xung quanh chướng ngại vật trên đường.

Giày chạy road có đế phẳng hơn, ít nhấp nhô hơn để tạo ra một bề mặt ổn định, thích hợp với việc chạy trên các con đường bằng. Phần cao su của loại giày này nhìn chung có thể ma sát thường xuyên với các bề mặt phẳng hơn phần cao su của giày chạy trail. 

Đế giữa

Đế giữa là phần đệm và lớp ổn định của một chiếc giày, nằm ở vị trí giữa đế ngoài và phần trên giày.

Nhìn chung, giày chạy địa hình có đế giữa cứng hơn để hỗ trợ nhiều hơn trên những con đường gồ ghề và những bề mặt không bằng phẳng. Một số đôi giày chạy trail còn tăng cường độ bảo vệ chân khỏi các vật sắc nhọn, như đá và các khúc củi mà vẫn khiến runner cảm nhận được con đường đang chạy. Ngoài ra, giày chạy trail còn bảo vệ và giữ hình dáng nguyên vẹn cho giày khi bạn đặt chân lên các bề mặt gồ ghề. Độ cao của đế giữa trong các đôi giày chạy trail có thể khác nhau nhiều hay ít tùy thuộc vào chức năng của mỗi đôi giày. Số lượng đệm phù hợp đối với bạn cũng phụ thuộc tương đối lớn vào sở thích cá nhân, nhưng cơ thể bạn và địa hình chạy cũng đóng một vai trò không nhỏ.

Các đôi giày chạy road không đòi hỏi độ cứng ở đế giữa giống như giày chạy trail, nhưng chúng vẫn cần bảo vệ bàn chân khỏi sự va vấp của đường bằng. Phần đệm ở giày chạy đường bằng có xu hướng mềm hơn để giảm tác động khi chạy hàng dặm trên bê tông và nhựa đường.

Phần trên (uppers)

Phần trên (uppers) của giày là mọi bộ phận phía trên đế giữa và thường được làm từ những chất liệu thoáng khí như polyester, nylon và lưới nylon. 

Giày chạy địa hình được chế tạo gồ ghề và bền hơn giày chạy đường bằng để bảo vệ giày và chân khỏi những vật bạn sẽ gặp trên đường chạy của mình, như đá, rễ cây và củi khô. Điều này có nghĩa rằng phần trên thường xuyên được gia cố với lớp phủ tổng hợp ở các vị trí quan trọng, như xung quanh ngón chân, gót chân và các cạnh của giày.

Phần trên của một số giày chạy địa hình có lớp lót hay lớp phủ chống thấm nước để giữ cho giày không bị ẩm. Những đôi giày chống thấm có thể khá ổn trong điều kiện ẩm ướt.

Đá nhọn, rễ cây và tán lá cây có thể gây nguy hại cho bàn chân và cẳng chân của bạn. Các đôi giày chuyên để chạy trail có lớp phủ bảo vệ ở phần trên để ngăn cản các chướng ngại vật đâm chọc và xé rách giày. Nhiều mẫu giày chạy trail có đính kèm xà cạp ở mắt cá chân. Xà cạp ở mắt cá chân đi liền với phần trên của giày có thể ngăn cản những mảnh vỡ, mảnh vụn trên đường bắn vào trong giày và đặc biệt hữu dụng khi chạy quá nhanh hay chạy trên những con đường bùn lầy. 

Khi bạn chạy trên đường bằng, giày của bạn sẽ không thể cọ vào bất kì chướng ngại vật nào. Vì lý do này, giày chạy đường bằng không cần gia cố quá nhiều ở phần trên và thay vào đó, loại giày này có rất nhiều lưới để giữ cho giày nhẹ và thoáng khí.

Độ vừa vặn và độ bền

Các đôi giày chạy trail lý tưởng sẽ cho bạn cảm giác khác biệt một chút so với các đôi giày chạy road khi bạn thử chúng lần đầu tiên. Sự vừa vặn xung quanh phần giữa bàn chân là điều rất thiết yếu để giữ cho giày của bạn vững chắc khi đi qua địa hình gồ ghề. Bên cạnh đó, phần bàn chân phía trước rộng hơn cho phép ngón chân bạn hướng ra ngoài và bám chắc trên con đường địa hình, đặc biệt là khi chạy lên và chạy xuống những con đồi. 

Những đôi giày chạy road của bạn được chế tạo để dùng trong thời gian dài, nhưng nếu tận dụng chúng cho cả những cuộc chạy trail, chúng sẽ bị xé rách ngay sau vài lần gặp chướng ngại vật trên đường và chúng sẽ giảm tuổi thọ đáng kể. Trong khi đó, giày chạy địa hình được chế tạo đặc biệt để chống chọi với các chướng ngại vật. Tóm lại: Bạn sẽ dùng giày chạy địa hình được nhiều lần và ít khi cần phải thay giày nếu bạn biết cách chọn loại giày này một cách thích hợp cho cung đường mình sẽ chạy.

Có nhiều lựa chọn và cân nhắc khi quyết định liệu một đôi giày chạy road hay chạy trail có lợi cho bạn và phong cách chạy của bạn hơn. Phồng da, móng chân đen hay đau đớn đều là kết quả của một cuộc chạy không thoải mái và thậm chí là có chấn thương. Vì thế, hãy tìm một đôi giày phù hợp để bảo đảm cho chính mình có một cuộc chạy lành mạnh và vui vẻ dài lâu nhé!

Theo Minh Hiếu | Tổng hợp | Umove Travel & Outdoor Gear

>>> Xem thêm: 6 LỖI CẦN TRÁNH VÀ 3 KINH NGHIỆM CHO NGƯỜI MỚI CHẠY BỘ

 

Thong ke

Bạn có hài lòng với sản phẩm và dịch vụ của Umove không?

Xin hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn tại đây