0904 906 848

09:00 - 21:00

0243 771 3305

09:00 - 21:00

Từ Bỏ 5 Thói Quen Xấu Để Trở Thành Runner Chuyên Nghiệp

17:16 02/12/2019 - Lượt xem: 69

Bạn đã từng bị đau do chấn thương trong chạy bộ ?

Các cuộc khảo cứu cho thấy rằng 37 – 56% dân chạy bộ bị dính chấn thương hàng năm và hẳn nhiên điều đó không quá khiến bạn ngạc nhiên!

Nhưng chạy bộ và chấn thương không bắt buộc phải đi đôi với nhau bởi những cơn đau do thể thao đem lại đều có thể tránh được nếu biết tuân theo việc huấn luyện kĩ lưỡng. Lập ra kế hoạch riêng phù hợp với cơ thể của thân ( đừng nên coppy của người khác vì cơ thể mỗi người đều khác nhau), sau đó đừng bao giờ coi thường những biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu những cơn đau do chấn thương trong chạy bộ mang lại! Dưới đây là top 5 thói quen xấu cần bỏ ngay để tránh những chấn thương trong chạy bộ của bạn!

1. Lựa chọn sai giày

Một đôi giày đẹp luôn bắt mắt người dùng nhưng hãy nhớ sự thoải mái là yếu tố quan trọng nhất trong chạy bộ. Các nghiên cứu nổi bật đều cho ra cùng một kết quả về việc lựa chọn giày chạy hãy chọn giầy và đế chứ không phải một đôi giầy thời trang nhưng khiến những cơn đau có thể ập đến vì sự bất tiện bất cứ lúc nào. Sự lựa chọn hoàn hảo nhất chính là đôi giầy mang lại cảm giác tự nhiên nhất cho đôi bàn chân và đừng quên cứ mỗi 500-800km hãy thay đôi giày vì lớp đệm và sự ổn định của chúng sẽ giảm theo thời gian nhé!

2. Bài tập tăng cường sức mạnh hông không quan trọng

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh sức mạnh của hông là vô cùng quan trọng trong việc ngăn ngừa các chấn thương khi luyện tập, thi đấu chạy bộ. Trong quá trình nghiên cứu thực tế đã thấy khi sức mạnh hông của một nhóm chạy bộ với các chấn thương ở chân được so sánh với một nhóm chạy bộ khỏe mạnh, rõ ràng nhóm dính chấn thương không thể duy trì cân bằng sức mạnh, nhóm cơ bắp bị yếu đi đồng nghĩa với việc các cơ quan khác sẽ cần phải hỗ trợ, do đó các ơ bắp khỏe mạnh phải hoạt động quá mức dẫn đến nguy cơ viêm và chấn thương. Và giả thuyết trên được chứng minh chắc chắn khi một nghiên cứu phát hiện ra trong khi cơ học phần chân không thể làm tăng nguy cơ chấn thương, thì sự suy yếu ở phần cơ quanh hông dẫn đến việc hoạt động bất thường ở phần dưới hông và dẫn đến chấn thương. Vì vậy hãy cố gắng bỏ ra một chút thời gian để bổ sung sức mạnh cho phần hông và có thể thêm thư thái khi chạy bộ mà không lo lắng đến sự cố chấn thương rồi!

3. Không lắng nghe cơ thể

Mỗi cơ thể đều có những tính chất riêng biệt để phù hợp với từng cách huấn luyện riêng, đó chính là lí do vì sao mà mỗi người cần tự xây dựng cho bản thân một kế hoạch tập luyện riêng hợp lý với cơ thể. Một nửa thậm chí đến ¾ những tường hợp chấn thương do chạy bộ đều vì sự chuyển động lặp đi lặp lặp lại của bộ môn này. Sức chịu đựng cơ thể có hạn nhưng chúng ta lại không hề lắng nghe mà vì thế nạn nhân chính là việc chấn thương do lạm dụng việc chạy quãng đường không phù hợp với chính mình. Nói đơn giản thì đó chính là việc tự tăng số dặm quá nhanh mà không biết điều tiết theo cơ thể. Con số 10% được các huấn luyện viên đưa ra để làm một mốc cho nhiều dân chạy tránh tính trạng tăng số mileage hơn 10% từ tuần tập này tới tuần tập kế tiếp. Con số trên cũng chỉ để tham khảo điều quan tròn vẫn là xem cơ thể bạn ra sao để tăng hoặc giảm tùy mức nhé!

4. Luyện tập chạy ở một bề mặt nhất định

Để giúp tránh chấn thương thì sự thay đổi trong cách đáp chân này sang chân kia là một cách rất hữu dụng và dễ thực hiện. Và để thực hiện được điều đơn giản đó thì cách giản đơn nhất là thay đổi địa hình luyện tập thường xuyên. Đừng chỉ luyện tập việc chạy bộ trên mặt phẳng, tại sao lại bỏ qua sân cỏ hay đường mòn, tất cả các bề mặt sẽ giúp chúng ta kích hoạt các cơ khác nhau trên cơ thể và không một cơ nào cụ thể sẽ phải chịu đựng quá sức nữa! Khỏi phải bị chói tai từ những bước nệm liên tục trên vỉa hè thì tránh chạy trên đường bằng một vài ngày cũng là gợi ý hữu ích cho bạn đó!

5. Không cần những ngày nghỉ ngơi

Là một huấn luyên viên chuyên nghiệp chắc chắc sẽ luôn ghim cho bạn rằng việc tập luyện với cường độ cao mà không nghỉ ngơi là một việc hoàn toàn sai lầm, nghỉ ngơi chính là một phần của tập luyện. Nghỉ ngơi cho phép cơ thể phục hồi và hấp thụ được các buổi tập, điều này đã được chứng minh là vô cùng quan trọng đối với một người luyện tập. Nếu bạn không tuân thủ thì việc dừng lại tập luyện hay ngồi trên ghế dự bị là chuyện hết sức bình thường xảy đến! Một lời khuyên chân thành dành cho bạn: lắng nghe cơ thể, nếu nó thấy mệt mỏi bất thường hoặc một cơn đau hành hạ dai dẳng thì nên đi khám để nắm bắt tình hình tránh các chấn thương tiềm ẩn và bạn có thể tiếp tục luyện tập môn thể thao chạy bộ lâu dài hay không đó chính là bí quyết đó!

Theo Triệu Anh | Tổng hợp | Umove Travel & Outdoor Gear

>>>Xem thêm:TIPS CẢI THIỆN TỐC ĐỘ VÀ SỨC BỀN CHO DÂN CHẠY BỘ ĐƠN GIẢN NHẤT

 

Thong ke

Bạn có hài lòng với sản phẩm và dịch vụ của Umove không?

Xin hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn tại đây